Những áng thơ Nguyễn Bính từ bao thế hệ vẫn lay động không ít bạn đọc, vậy để tìm hiểu sâu hơn về những bài thơ tình của Nguyễn Bính, hãy đón đọc bài viết này.
Thơ Nguyễn Bính luôn là cảm hứng thi ca mãnh liệt của nhiều độc giả Việt. Những bài thơ tình của Nguyễn Bính luôn có nét độc đáo riêng khó pha trộn trong kho tàng văn chương Việt Nam. Đặc biệt những tuyển tập bài thơ Nguyễn Bính rung động người đọc bởi sự ngọt ngào và lãng mạn. Những bài thơ tình yêu của Nguyễn Bính được ví như là sợi dây gắn kết thổn thức của hai trái tim đang yêu nhau.
Do đó, dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tuyển tập những bài thơ tình Nguyễn Bính đã, đang và sẽ làm lay động hàng triệu trái tim Việt. Những bài thơ như tiếng nói tình yêu chưa dám cất lời, và có thể nói hộ lòng bạn. Hãy cùng được sưởi ấm trái tim qua các tác phẩm lay động và ấm áp hơn bao giờ hết, ngay dưới đây bạn nhé.
Tác phẩm “Những bóng người trên sân ga” của Nguyễn Bính
“Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày.
…
Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?”
Bài thơ được lấy bối cảnh là sân ga và bến tàu, nơi được sử dụng nhiều trong thơ ca Việt như một chốn bắt đầu của những cuộc chia ly. Do đó mà bài thơ “Những bóng người trên sân ga” của thơ Nguyễn Bính mới có nét trầm mặc buồn man mác. Khi lựa chọn hai hình ảnh đặc biệt này cốt là để diễn tả nỗi buồn, nỗi đau xé lòng của những cuộc chia ly. Chẳng có cuộc chia ly nào là không trầm buồn, nơi sân ga đã chứng kiến biết bao cuộc từ biệt: vợ tiễn chồng, chị tiễn em, mẹ tiễn con, bạn tiễn bạn, người yêu tiễn người yêu đi xa. Bài thơ là sự khắc họa rõ nét nhất những hình ảnh chia ly nước mắt ấy. Ẩn sâu trong đó là cách diễn đạt tuyệt vời của Nguyễn Bính. Hiện bạn đọc có thể tìm đọc bài thơ miễn phí ở nhiều nguồn kho tàng văn học trên mạng.
Tác phẩm “Lỡ bước sang ngang” - Nguyễn Bính
“Em ơi! em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
…
Em về thương lấy mẹ già
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã ngang sông đắm đò.”
“Lỡ bước sang ngang” là bài thơ nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất và được nhiều người yêu thích nhất của Nguyễn Bính. Bài thơ là câu chuyện của một người con gái bị cha mẹ ép gả cho người mà mình không hề yêu. Trớ trêu thay nàng phải bước chân lên xe hoa từ khi mới vừa 17 tuổi mà bỏ lại mối tình đầu tươi đẹp vừa chớm nở.
Bài thơ có ngôi xưng là nhân vật chị, chính là người con gái có số phận ép gả chồng bi thương. Ở thơ Nguyễn Bính thấu hiểu sâu sắc nỗi buồn tủi trong lòng các cô gái ấy thời phong kiến khi đó. Bởi đây đã không còn là câu chuyện riêng mà là cả cho số phận của hàng triệu người con gái khác đang sống trong chế độ phong kiến bị ràng buộc, bị đè nén. Họ phải sống một cuộc đời lệ thuộc, không được tự do lựa chọn hôn nhân.
Bài thơ có thể được tìm đọc ở nhiều trang kho tàng văn học khác nhau. Hoặc nếu là người yêu thích sách giấy, bạn có thể tìm mua tác phẩm phỏng theo hình ảnh trên.
Tác phẩm “Qua nhà” - Nguyễn Bính
Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bưởi nhiều hoa
(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)
…
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?”
“Qua nhà” là tác phẩm tái hiện lại một mùa xuân tươi đẹp. Được biết trong thơ ca, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Đây là thời điểm hiếm có khi vô vàn trăm hoa đua nở, còn là mùa của lễ hội, mùa của những lời hẹn ước lứa đôi. Và ở thơ Nguyễn Bính đã xuất sắc tái hiện lên một khung cảnh vô cùng đẹp với nhân việc em là cô gái tuổi đôi mươi như mùa xuân phơi phới. Bạn có thể tìm đọc bài thơ tại nhiều kho tàng văn học Nguyễn Bính.
Tác phẩm “Tương tư” - Nguyễn Bính
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
…
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
“Tương tư” là một tác phẩm thể hiện rõ được đặc điểm hồn quê mộc mạc nổi bật trong thơ Nguyễn Bính. Với đặc điểm này mà thơ Nguyễn Bính có cách diễn đạt khác hoàn toàn với ngòi bút của các nhà thơ lãng mạn thời đó. Bài thơ “Tương tư” là câu chuyện tình yêu lứa đôi đẹp với chút xen kẽ của tình yêu quê hương và ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Thơ sâu lắng và bình dị hấp dẫn mọi người đọc. Vậy nên hãy đón đọc bài thơ để cảm nhận nét trong trẻo nhưng đằm thắm, sắt son mà thơ Nguyễn Bính gửi gắm nhé.
Tác phẩm “Chân quê” - Nguyễn Bính
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
…
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
“Chân quê” là bài thơ mà những ai yêu thơ Nguyễn Bính chắc chắn đều thuộc bài thơ này. Vì được viết bằng thể thơ lục bát giản dị nhưng lại được hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa nên bài thơ thuộc top thơ Nguyễn Bính hay nhất và được mọi người yêu thích nhất. Nội dung bài thơ xuất sắc khi diễn tả nỗi buồn của chàng trai chứng kiến những thay đổi về trang phục của cô gái anh yêu. Hàm ý trong đó là vấn đề về sắc văn hóa dân tộc, hồn dân tộc đang dần dần mai một.
Bên cạnh nội dung sâu sắc, bài thơ thể hiện rất rõ nét đặc biệt mà chỉ có trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Bính mới có, đó chính là nét dung dị, chân chất, đơn sơ. Vậy để tìm đọc bài thơ “Chân quê” bạn đọc có thể sưu tầm trên các diễn đạt văn học Việt Nam hoặc mua tuyển tập những bài thơ tình của Nguyễn Bính.
Thơ Nguyễn Bính là sự cộng hưởng của nét mộc mạc, dung dị, chân chất. Đây là sự phản ánh chính nét hồn quê Việt Nam đã có trong người Nguyễn Bính. Ngọt ngào, sâu lắng đều là các mỹ từ để nói lên về thơ Nguyễn Bính. Và cũng chính vì thế mà bao đời nay, thơ Nguyễn Bính luôn tồn tại, sống trong cuộc đời của bao thế hệ người Việt, là áng thơ nhắc nhớ về một quê hương Việt Nam dung dị.