Lễ hội Việt Nam trở thành một nét văn hóa đặc trưng, góp phần tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc ta. Cùng khám phá chi tiết top 5 lễ hội đặc sắc nhất ngay bên dưới nhé!
Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa và phong tục truyền thống riêng biệt mang những bản sắc khác nhau. Một trong những yếu tố góp phần làm đậm đà hơn bản sắc ấy chính là những mùa lễ hội. Vậy, lễ hội Việt Nam nào nổi tiếng nhất hiện nay? Hãy cùng ReviewAZ tổng hợp chi tiết top 5 lễ hội náo nhiệt và sôi động nhất qua bài viết bên dưới nhé!
Lễ Hội Chùa Hương là một trong những lễ hội Việt Nam nổi tiếng và hút khách nhất hiện nay. Vậy, Lễ Hội Chùa Hương có gì? Hãy cùng đón xem chi tiết ngay sau đây.
Lễ Hội Chùa Hương ở đâu?
Lễ Hội Chùa Hương nổi tiếng là nơi thanh tịnh miền đất Phật, nằm trong khu thắng cảnh bạt ngàn Hương Sơn. Trú ngụ tại thị xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Nơi đây là cả một quần thể văn hóa bao gồm nhiều ngôi đền, chùa lớn, nhỏ.
Lễ Khai Hội Chùa Hương
Khu thắng cảnh này cứ mỗi độ xuân về là lại nhộn nhịp, háo hức chào đón hàng triệu Phật tử ở khắp miền đất nước đến cúng bái và thăm quan. Đây trở thành lễ hội Việt Nam được mong chờ nhất.
Sơ lược Lễ Hội Chùa Hương
Thông thường, lễ hội này sẽ kéo dài từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Mùng 6 tháng Giêng hằng năm là thời điểm khai hội quy tụ nhiều khách du lịch nhất. Đỉnh điểm lễ hội thường diễn ra từ 15/1 - 18/2.
Hương khói nghi ngút, bao trùm toàn bộ không gian khu thắng cảnh Hương Sơn trước một ngày khi thời điểm khai hội diễn ra. Phần lễ diễn ra thật nhanh chóng và đơn giản. Những ngày sau đó, khách du lịch thập phương thường ghé thăm và thực hiện nghi lễ dâng hương. Bao gồm việc dâng hương, đèn, hoa, nến,....
Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và hòa mình vào những lễ nghi và những hoạt động văn hóa độc đáo. Ví dụ như: bơi thuyền, hát chèo văn, leo núi,...
Ý nghĩa Lễ Hội Chùa Hương
Lễ Hội Chùa Hương không chỉ đơn thuần là một lễ hội du xuân thông thường mà nơi đây còn mang đậm dấu ấn truyền thống, văn hóa sâu sắc. Tương truyền rằng, nơi đây thờ tự Phật Bà Quán Thế Âm (còn được gọi là Chúa Ba).
Động Hương Tích còn được Chúa Trịnh Sâm ví như “Nam thiên đệ nhất động”. Từ đó, Chùa Hương trở thành nơi thờ tự tâm linh và rất được lòng dân. Nơi đây chính là chỗ dựa tinh thần, được du khách thập phương thường lui tới để cầu bình an và may mắn.
Lễ Hội Đền Gióng là lễ hội Việt Nam nổi tiếng, thờ tự và tưởng nhớ về vị anh hùng đánh tan giặc Ân năm xưa.
Lễ Hội Đền Gióng ở đâu?
Lễ Hội Đền Gióng diễn ra tại quần thể khu di tích đền Sóc, là lễ hội lớn với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Trú ngụ tại thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Hội Gióng
Sơ lược Lễ Hội Đền Gióng
Lễ Hội Đền Gióng được tổ chức từ ngày mùng 6 - 8 tháng Giêng (âm lịch). Tại đây, du khách có thể tham quan 6 công trình nổi bật và đặc trưng nhất của lễ hội. Bao gồm Đền Mẫu, Đền Hạ, Đền Thượng, Chùa Đại Bi, Nhà Bia và tượng Thánh Gióng.
Tục rước lễ sẽ lần lượt được thực hiện bởi các xã theo thứ tự: rước giò hoa tre, rước voi, rước trầu cau, rước ngà voi, rước cỏ voi và rước tướng. Hiện nay, còn có thêm lễ rước ngựa Gióng và rước cầu húc.
Bên cạnh đó, Lễ Hội Đền Gióng còn diễn ra nhiều những trò chơi và hoạt động dân gian khác.
Ý nghĩa Lễ Hội Đền Gióng
Đây là lễ hội thờ tự một trong “tứ bất tử” của dân tộc Việt Nam, chính là Thánh Gióng. Tương truyền rằng, cậu bé làng Phù Đổng năm ấy đã đánh tan giặc Ân. Rồi phi ngựa thẳng tới núi Sóc Sơn, bay về trời. Hình ảnh đẹp này được sử sách và truyền thuyết dân gian lưu lại.
Mọi hoạt động, nghi thức trong Lễ Hội Đền Gióng đều chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Thể hiện được truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất và lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Lễ Hội Đền Hùng là lễ hội Việt Nam được tổ chức hằng năm, nhằm thờ tự 18 vị vua Hùng trong lịch sử của dân tộc ta.
Lễ Hội Đền Hùng ở đâu?
Lễ hội này được tổ chức tại khu Đền Hùng, là lễ hội truyền thống lâu đời thấm sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Trú ngụ trên vùng đất núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Lễ Hội Đền Hùng
Sơ lược Lễ Hội Đền Hùng
Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, thu hút người dân khắp mọi miền tổ quốc ghé thăm và trẩy hội. Lễ hội bao gồm 2 phần là phần Lễ và phần Hội.
Ý nghĩa Lễ Hội Đền Hùng
Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm để con cháu Lạc Hồng bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với 18 vị vua Hùng. Là ngày để người dân thập phương hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên, đất nước.
Lễ Hội Đền Trần là lễ hội Việt Nam nhằm tái hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Lễ Hội Đền Trần ở đâu?
Lễ Hội này được tổ chức tại khu di tích Đền Trần, nằm tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Sơ lược Lễ Hội Đền Trần
Lễ Hội Đền Trần thường kéo dài trong 3 ngày, từ 14/1 - 16/1. Hằng năm, vào đúng ngày rằm tháng Giêng (âm lịch), Lễ Khai Ấn được tổ chức long trọng và náo nhiệt.
Những nghi lễ lần lượt được diễn ra: lễ rước kiệu, rước nước, lễ khai ấn, tế cá,...Với sự tham gia của người dân làng Tức Mặc và du khách thập phương.
Lễ Hội Đền Trần
Tại nơi đây, còn diễn ra lễ hội mùa thu (tầm tháng 8), với nhiều những nghi lễ và hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Theo đó, những ngày này, tại đền Cố Trạch, người dân tứ phương lại đến dâng hương tưởng nhớ tới Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ý nghĩa Lễ Hội Đền Trần
Lễ hội được diễn ra với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ được thái bình. Người dân khắp mọi miền đất nước thường đến dâng hương để cầu bình an và may mắn trong năm mới.
Top 5 lễ hội Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay cuối cùng phải nhắc tới chính là Lễ Hội Cầu Ngư.
Lễ Hội Cầu Ngư ở đâu?
Lễ Hội Cầu Ngư được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa, là lễ hội lớn của những người dân vùng biển. Lễ hội này đã trở thành nét phong tục đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa từ bao đời nay.
Sơ lược Lễ Hội Cầu Ngư
Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 2 - 3 âm lịch hằng năm. Cũng bắt nguồn từ tục thờ tự Ông Nam Hải (loài cá tượng trưng cho sự may mắn và điềm lành).
Lễ Hội Cầu Ngư
Những nghi lễ bao gồm:
Ý nghĩa Lễ Hội Cầu Ngư
Lễ Hội Cầu Ngư thể hiện được tinh thần vượt khó và niềm tin của người dân làng biển vào một tương lai tốt đẹp, sáng lạn ở phía trước. Lễ hội cũng tái hiện lại cảnh lao động, sinh hoạt của cư dân vùng biển, thông qua hàng loạt những trò chơi dân gian, tế lễ. Từ đó, người dân càng thêm hăng hái và yêu nghề của mình.
Tranh trúc chỉ phòng thờ hoa sen là một trong những sản phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng nhờ thiết kế độc đáo cùng...
Nhũ hoa thâm đen mất thẩm mỹ là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện nay. Cùng khám phá về top...
Bạn đã bao giờ có câu hỏi liệu có con vật nào bé hơn con kiến? Con vật nào nhỏ nhất thế giới? Có lẽ...
Cá chép giòn là món ăn giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tham khảo bài viết để...
Hiện nay, những căn hộ chung cư nhỏ gọn nhiều tiện ích đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình trẻ....
Danh sách TOP 5 trang tra cứu kết quả xổ số nhanh nhất hiện nay. Với số lượng người truy cập nhiều đầy đủ tính...