Lỡ bước sang ngang

Tác phẩm “Lỡ bước sang ngang” - Nguyễn Bính

Tác phẩm “Lỡ bước sang ngang” - Nguyễn Bính

“Em ơi! em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

Mẹ già một nắng hai sương

Chị đi một bước trăm đường xót xa

Cậy em, em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

Em về thương lấy mẹ già

Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công

Chị giờ sống cũng bằng không

Coi như chị đã ngang sông đắm đò.”

“Lỡ bước sang ngang” là bài thơ nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất và được nhiều người yêu thích nhất của Nguyễn Bính. Bài thơ là câu chuyện của một người con gái bị cha mẹ ép gả cho người mà mình không hề yêu. Trớ trêu thay nàng phải bước chân lên xe hoa từ khi mới vừa 17 tuổi mà bỏ lại mối tình đầu tươi đẹp vừa chớm nở.

Bài thơ có ngôi xưng là nhân vật chị, chính là người con gái có số phận ép gả chồng bi thương. Ở thơ Nguyễn Bính thấu hiểu sâu sắc nỗi buồn tủi trong lòng các cô gái ấy thời phong kiến khi đó. Bởi đây đã không còn là câu chuyện riêng mà là cả cho số phận của hàng triệu người con gái khác đang sống trong chế độ phong kiến bị ràng buộc, bị đè nén. Họ phải sống một cuộc đời lệ thuộc, không được tự do lựa chọn hôn nhân.

 

Bài thơ có thể được tìm đọc ở nhiều trang kho tàng văn học khác nhau. Hoặc nếu là người yêu thích sách giấy, bạn có thể tìm mua tác phẩm phỏng theo hình ảnh trên.