Chắc hẳn nhiều bạn trẻ đã quen thuộc với cụm từ chief operating officer. Phổ biến là thế song không phải ai cũng có cái nhìn tổng quan, toàn diện nhất về khái niệm này. Trong bài viết với chủ đề “chief operating officer là gì” dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản, quan trọng nhất về công việc đa năng, linh hoạt này.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Chief operating officer, có ký hiệu viết tắt là COO. Về bản chất, chief operating office được sử dụng để chỉ một chức vụ, nghề nghiệp trong kinh doanh. Đó là giám đốc điều hành. Đây là một chức vụ lớn trong các công ty/doanh nghiệp, chỉ sau tổng giám đốc - CEO.
Chief operating officer đảm nhận việc điều hành, quản lý và giám sát mọi hoạt động của công ty, báo cáo trực tiếp cho CEO. Trong lĩnh vực kinh doanh, COO và CEO có mối quan hệ mật thiết, mang tầm chiến lược. Họ phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả để xây dựng công ty phát triển vững mạnh.
Có thể bạn chưa biết: CEO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CEO đối với công ty
Chief operating officer là một nhiệm vụ quan trọng, là một vị trí rất nhiều người mơ ước. Nếu bạn đang theo đuổi mục tiêu ứng tuyển vị trí chief operating officer tại các công ty/doanh nghiệp, đừng bỏ lỡ một số thông tin cơ bản sau.
Trước tiên về quyền hạn và trách nhiệm của chief operating officer. Trong công ty/doanh nghiệp, người đảm nhiệm vị trí này có quyền xây dựng kế hoạch hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc; tham vấn ý kiến cho tổng giám đốc để hoàn thành kế hoạch; triển khai đến các bộ phận liên quan, tiếp nhận và phủ quyết các ý kiến.
Bên cạnh đó, chief operating officer có quyền theo dõi, giám sát mọi hoạt động của nhân viên; đưa ra góp ý, nhận xét, đề xuất khen thưởng hoặc phê bình đối với các cá nhân/bộ phận trực thuộc công ty/doanh nghiệp.
Song song với quyền hạn, trách nhiệm của chief operating officer cũng vô cùng lớn. Để hoàn thành tốt công việc, người đảm nhận vị trí chief operating officer cần nắm rõ những trách nhiệm cơ bản sau:
Không thể phủ nhận, chief operating officer có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của công ty/doanh nghiệp. Vai trò đó được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau:
Trong lĩnh vực kinh doanh, chief operating officer phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ. Các nhiệm vụ của vị trí này có thể kể đến như sau:
Một khối lượng công việc khổng lồ đi kèm với những trách nhiệm lớn lao, áp lực cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, chief operating officer là vị trí đáng mơ ước, là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh.
Có thể bạn chưa biết: Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.
Chief operating officer đòi hỏi ở mỗi người nhiều phẩm chất. Quá trình tuyển chọn vị trí này cũng kỹ càng, cân nhắc giữa nhiều CV nổi bật. Trong đó, khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn cùng khả năng ngoại giao là 3 kỹ năng cơ bản không thể bỏ qua nếu muốn ứng tuyển COO.
Nắm giữ vị trí điều hành của cả một công ty, quyết định đến sự sống còn của hàng trăm nhân sự, khả năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất ở vị trí chief operating officer. Bạn cần thể hiện được tiếng nói, sự uy tín của mình trong mọi việc.
Là người lãnh đạo, khả năng bao quát các công việc, vị trí này đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triển khai, giám sát và đánh giá. Đảm nhận nhiệm vụ trong nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau như phân tích thị trường, theo dõi đối thủ, quản trị nhân sự,... Có khả năng lãnh đạo sẽ giúp chief operating officer dễ dàng nắm bắt tiến độ thực hiện, khiến đội ngũ nhân sự nắm được mục tiêu, phục tùng theo mọi ý kiến, kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh đó, chief operating officer phải có sự quyết đoán, nhanh chóng đưa ra các quyết sách để phù hợp với tình hình thực tế. Nhằm đưa công ty/doanh nghiệp phát triển với những bước tiến vượt bậc, người đảm nhận vị trí này cần có những kế hoạch táo bạo, mang tính sáng tạo và độc đáo. Đó là mấu chốt để cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty đối thủ.
Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, thị trường kinh doanh phát triển từng ngày, thậm chí từng giờ. Sở hữu một bộ não biết tính toán, một tầm nhìn chiến lược nhìn xa trông rộng sẽ giúp chief operating officer đi trước thời đại, đưa công ty/doanh nghiệp trong vị thế chủ động. Có như vậy, công ty/doanh nghiệp mới đủ sức đứng vững trên thị trường, tạo dựng niềm tin với đối tác, lòng tin với khách hàng.
Một công ty/doanh nghiệp muốn phát triển, không thể không kể đến sự hợp tác giữa các đối tác làm ăn, các chuyên gia kinh tế cũng như các cơ quan liên quan. Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty, chief operating officer đòi hỏi khả năng ngoại giao, giao tiếp tốt. COO phải có “cái đầu lạnh”, biết mềm mỏng, cứng rắn đúng lúc, đúng đối tượng. Ứng xử hợp lý trong lĩnh vực ngoại giao giúp COO có được cảm tình từ đối tác cũng như các lãnh đạo.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề “chief operating officer là gì”. Đây là những thông tin được chúng tôi tổng hợp một cách chính xác, đầy đủ nhất. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm này, không ngừng nâng cao bản thân để trở thành những chief operating officer chuyên nghiệp nhất.
Có thể bạn chưa biết: Outsource là gì? Bạn biết được những thông tin gì thú vị Outsource?
Chắc chắn Bạch Dương đã không còn quá xa lạ đối với những ai yêu thích tìm hiểu về cung hoàng đạo. Người do chòm...
Trong ngôn ngữ của giới trẻ, đặc biệt là các gamer, squad là một thuật ngữ thường được sử dụng rất thường xuyên. Vậy nên...
Vậy cổ phiếu ưu đãi là gì và cách thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết...
Có thể bạn đang thắc mắc không biết loại album ảnh scrapbook này là gì đúng không nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ...
Một trong số các phụ kiện được ưa chuộng là cổng hdmi. Vậy hdmi arc là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết...
CEO là người có vị trí cực kỳ quan trọng, chịu trách nhiệm sự thành công hay thất bại của công ty. Vậy CEO là...