Trong các văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế, sẽ có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh phức tạp. Các thuật ngữ này bao gồm rất nhiều ý nghĩa, thay đổi tùy thuộc vào cách sử dụng. Ví dụ điển hình nhất đó là performance. Nếu bạn đang nghiên cứu, học tập hoặc làm kinh doanh, hãy ReviewAZ đi tìm hiểu performance là gì ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Performance là một thuật ngữ kinh tế với nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó có thể bao gồm cách thức thực hiện, thi hành hợp đồng, các thành tích đạt được, hiệu suất thiết bị, tính năng máy móc, tình trạng tiêu thụ hàng hóa.
Tuy nhiên, hiện nay, performance thường được gắn liền với Marketing, nhằm chỉ toàn bộ quá trình, phương thức doanh nghiệp triển khai hoạt động Marketing có hiệu quả. Tổng kết lại, đây là một nhánh vô cùng quan trọng trong chiến lược Digital Marketing của một doanh nghiệp.
Ví dụ: các nhà quảng cáo, công ty cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện tăng sale, lead hoặc click chuột nhằm tăng số lượng khách hàng truy cập, tiếp cận được với doanh nghiệp. Những hoạt động này đem lại hiệu quả nhất định và rõ rệt, đó chính là performance Marketing.
Cách thức này thường được áp dụng mô hình tính phí quảng cáo. Đây là một trong những mô hình tối ưu nhất hiện nay, được làm ra dựa vào trải nghiệm thực tế của người dùng. Doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện hành động như đăng ký dịch vụ, điền thông tin vào bảng hỏi, mua hàng,...
Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?
Sự thành công của một chiến dịch kinh doanh, đôi khi sẽ dựa phần lớn và performance Marketing. Có thể nói, khi thị trường ngày càng phát triển, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Doanh nghiệp không thể kiểm soát quá trình mua hàng, nhưng có thể tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Và đó là lúc vai trò của performance Marketing được bộc lộ:
Performance Marketing là cầu nối hoàn hảo của khách hàng và doanh nghiệp. Ví dụ như trong quá trình mua sắm, bạn sẽ cần tham khảo rất nhiều đánh giá của chuyên gia, hoặc tìm kiếm trải nghiệm của người dùng. Chính những chuyên gia performance Marketing sẽ thực hiện việc này- sắp xếp các review một cách thật hợp lý để lấy được lòng tin của khách hàng, làm họ phải nhanh chóng quyết định có nên mua sản phẩm hay không.
Các chiến dịch performance Marketing được thành lập không chỉ để bán hàng. Sâu xa hơn, trong vai trò doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể thu thập và sử dụng những dữ liệu của khách hàng để lại. Nguồn thông tin này cho biết kênh Digital Marketing nào khách hàng yêu thích nhất, khách hàng cần gì ở sản phẩm, dịch vụ. Để từ đó, doanh nghiệp cải tiến, thay đổi sản phẩm trong tương lai, dễ dàng tiếp cận được khách hàng tiềm năng hơn.
Sau khi đã nắm được performance là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình hoạt động của thuật ngữ này trong ngày Marketing.
4 nhóm đối tượng đóng vai trò thiết yếu để dẫn tới kết quả cuối cùng đó là
Các nhà bán lẻ hoặc công ty thương mại điện tử sẽ đóng vai trò như các Advertisers- còn gọi là người quảng cáo. Người bán hàng bao gồm những đối tượng muốn quảng cáo sản phẩm thông qua các đối tác liên kết. Chủ yếu, họ sử dụng người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng để đưa sản phẩm tới gần hơn với các đối tượng khách hàng. Tiêu biểu nhất vẫn là ngành thời trang, sắc đẹp, sức khỏe, thể thao.
Nhóm này bao gồm các chi nhánh hoặc các publishers- nhà xuất bản thông tin. Họ nhận quảng bá sản phẩm từ doanh nghiệp và được trích phần trăm hoa hồng.
Đối tác tiếp thị có thể bao gồm: trang web review trải nghiệm sử dụng sản phẩm, tạp chí, trang web khuyến mãi coupon và cả các Influencers( người có tầm ảnh hưởng).
Phương thức tiếp thị có thể linh hoạt thay đổi, tùy vào nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên đối tác tiếp thị sản phẩm thường đánh mạnh vào mặt tâm lý và sở thích mua hàng chung.
Trong một chiến dịch performance Marketing không thể thiếu mạng lưới đối tác liên kết và bên thứ ba. Họ như một sàn giao dịch, có khả năng kết nối và làm các nhiệm vụ như: cung cấp công cụ, theo dõi, quản lý leads, clicks chuyển đổi, thực hiện quá trình trung gian và giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
Các kênh liên kết đều phải có một hoặc nhiều chuyên viên hỗ trợ. Nhiệm vụ của họ là đề xuất hình thức quảng bá sản phẩm, đưa ra gợi ý về công cụ quảng bá, xử lý các vấn đề kỹ thuật, lên từ khóa hiệu quả.
Trong trường hợp không có chuyên viên, các công ty phải đi thuê dịch vụ ngoài để quản lý toàn bộ chương trình, chi phí khá tốn kém.
Có thể bạn chưa biết: Kaizen là gì? Quy trình tiến hành Kaizen như thế nào?
Như vậy là quá trình hợp tác đã hoàn tất. Trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến dịch, các bên cần hợp tác để đảm bảo toàn bộ công việc diễn ra trơn tru, số lượng click vào link truy cập nhiều nhất có thể.
Việc ứng dụng performance Marketing để tăng hiệu quả kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu. Chiến lược tiếp thị này đang phát triển và có nhiều bước tiến rõ rệt, bộc lộ ra nhiều ưu và khuyết điểm đáng lưu ý.
Do đó, trước khi thực hiện một chiến dịch Marketing, cần nắm chắc performance là gì, performance Marketing như thế nào và cẩn trọng trong từng bước.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn nên tham khảo về performance. Để tìm hiểu nhiều hơn về các lĩnh vực đời sống xã hội, đừng quên truy cập website ReviewAZ thường xuyên nhé.
Có thể bạn chưa biết: Procurement là gì? Một số hiểu biết chung nhất về procurement
Câu gián tiếp là loại câu làm nhiều người gặp khó khăn hơn khi sử dụng trong tiếng anh. Để hiểu về loại câu này,...
Liệu bạn đã hiểu rõ về các đặc điểm của loại smart tivi này? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để...
Chắc hẳn trong chúng ta không ai là còn xa lạ với thuật ngữ offer.Tuy nhiên, khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong...
Liên quan đến hệ ngôn ngữ Javascript có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh, mang tính cơ bản và nâng cao để. Hãy cùng tìm...
Trên tivi, báo chí, đôi khi bạn sẽ bắt gặp tin tức các nhà xưởng, doanh nghiệp bị phạt vì thiếu MSDS trong quá trình...
Con người có rất nhiều loại nhu cầu khác nhau đối với cuộc sống. Theo đó, nhà khoa học Abraham Maslow đã tạo nên tháp...