Một doanh nghiệp sản xuất sẽ hoạt động dựa vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố vừa quyết định tới khâu chuẩn bị, vừa ảnh hưởng tới sản phẩm đầu ra, chính là procurement. Vậy procurement là gì? Doanh nghiệp cần nắm những thông tin gì về vấn đề này để có thể hoạt động sản xuất hiệu quả hơn? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ReviewAZ đi trả lời những câu hỏi trên nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Với những người kinh doanh hoặc điều hành doanh nghiệp sản xuất lâu năm, procurement không là một khái niệm quá xa lạ. Trên thực tế, nếu không có quá trình này diễn ra thì dây chuyền sản xuất coi như thất bại.
Procurement là gì?
Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến, nhằm chỉ quá trình thu mua, cung ứng nguyên vật liệu. Bạn có thể hiểu đơn giản nhất là trước khi bắt tay vào sản xuất, bạn cần có đầy đủ nguyên liệu, về cả hàng hóa và dịch vụ. Như vậy thì quá trình làm mới suôn sẻ, thuận lợi và đảm bảo được cả chất lượng sản phẩm đầu ra.
Procurement hay quá trình thu mua, chính là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi logistics và cung ứng hàng hóa.
Các công ty thường đặt ra một kế hoạch thu mua dài hạn, dựa vào tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của công ty. Điều này đã chứng tỏ vai trò to lớn của procurement, trong việc kiến tạo các hoạt động sản xuất tiếp theo.
Thậm chí mỗi công ty còn có riêng một bộ phận chuyên trách lĩnh vực này- các nhân viên thu mua, hay tên tiếng anh là procurement manager. Nhiệm vụ của các nhân viên thu mua là lên kế hoạch, tiến hành làm việc để đảm bảo số lượng, chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào.
Có thể bạn chưa biết: Kim ngạch là gì? Tìm hiểu về kim ngạch xuất - nhập khẩu nước ta hiện nay
Bên cạnh việc thắc mắc procurement là gì, thì cũng có nhiều người muốn biết quy trình diễn ra procurement như thế nào.
Một công ty sản xuất ra sản phẩm chất lượng, đầu tiên phải là doanh nghiệp có hoạt động thu mua hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng. Tùy vào trình độ mỗi công ty, cũng như phụ thuộc vào kinh nghiệm của procurement manager mà quá trình thu mua sẽ diễn ra khác nhau. Tuy nhiên đều phải đáp ứng được các điểm chung như sau
Kế hoạch thu mua có thể kể tới như lưu trữ, yêu cầu về dịch vụ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất tiếp theo,...
Trong đây sẽ tiến hành xác định thuộc tính sản phẩm, thông số, tính chất hóa học, vật lý, phân loại hàng hóa đi kèm mục đích sử dụng
Bên cung ứng tiến hành gửi báo giá
Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá đó là: giá cả, giá trị, chất lượng và độ ổn định về giá của bên cung ứng
Nhà cung ứng được quyền chọn những sản phẩm nằm trong danh mục nội dung đơn đặt hàng
Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?
Nếu bạn đang nắm giữ vai trò quản lý doanh nghiệp, hoặc là một procurement manager thì cần nắm chắc các nguyên tắc thu mua này. Những yếu tố dưới đây nhằm đảm bảo quá trình thu mua diễn ra thuận lợi, hiệu quả, mang tới lợi ích lâu dài cho đôi bên.
Với một nhân viên thu mua, nguyên tắc mức giá phải được đặt lên hàng đầu. Đó là tìm mọi cách để mang về các sản phẩm chất lượng nhất, mang tới lợi nhuận cao nhất chỉ với một mức giá thấp nhất. Nhờ vậy, quá trình sản xuất sẽ giảm thiếu được tối đa chi phí, giúp duy trì hoạt động lâu dài của công ty.
Cần phải lên kế hoạch chi tiết, đặt mục tiêu rõ ràng để đảm bảo thu mua được đúng và đủ hàng hóa cần thiết. Điều này vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn trên thị trường, sau đó tổng hợp rồi mới đưa ra quyết định thu mua.
Toàn bộ số liệu procurement đều phải đảm bảo được độ chính xác và khách quan. Tuyệt đối không được nhầm lẫn hoặc sai lệch. Tất cả phải vì mục đích tạo lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp sản xuất.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu procurement là gì và có vai trò gì đối với doanh nghiệp. Để tạo được thành công cho quá trình hoạt động sản xuất, khâu thu mua rất quan trọng, mang yếu tố quyết định đặc biệt. Để tham khảo thêm các bài viết về các vấn đề thiết thực trong đời sống xã hội, hãy đón đọc thêm bài viết mới tới từ ReviewAZ nhé.
Có thể bạn chưa biết: CIF là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng CIF
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực truyền thông - marketing thì CTR chắc chắn là một thuật ngữ quen thuộc rồi đúng không? CTR...
CVV là một ký hiệu đã quen thuộc với nhiều người trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. hãy cùng tìm hiểu định nghĩa...
Một con người thành công luôn phải rèn luyện đức tính cầu thị để có sự hiểu biết rộng lớn. Vậy cầu thị là gì?...
Chắc hẳn bạn đã nghe khá nhiều về thuật ngữ stock. Đây là một từ ngữ được dùng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau....
Chắc chắn rằng nhiều người trẻ đã quen thuộc với cụm từ chief operating officer hay từ viết tắt là coo. Song không phải ai...
Việc sử dụng từ ngữ sao cho đúng và chuẩn chính tả đang là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là...