CIF là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng CIF

Đối những công ty/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc nắm bắt rõ khái niệm CIF là gì có vai trò rất quan trọng. Đây là một ký tự viết tắt, quy định rõ những trách nhiệm của người mua và người bán trong ngành thương mại quốc tế, nhất là vận tải biển. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ReviewAZ tìm hiểu về từ khóa này.

CIF là gì?

CIF là một ký hiệu viết tắt, miêu cả ba yếu tố: giá thành - Cost, Bảo hiểm - Insurance, Cước - Freight. Ký hiệu này ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Nếu hai bên thực hiện giao ước theo CIF, người bán (đơn vị xuất khẩu) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi hàng được xếp lên tàu ở địa điểm càng xếp. Bên cạnh đó, người bán còn phải chịu thêm chi chí vận chuyển tại cảng đích - công đoạn cuối trước khi đến tay người tiêu dùng.

CIF-la-gi

Theo CIF, có hai điểm cần lưu ý đối với người bán, cụ thể như sau:

  • Về rủi ro trong quá trình chuyển giao tại các cảng, xảy ra tại các cảng xếp hàng. Khi đó, người bán có nhiều nhiệm vụ quan trọng: vận chuyển hàng đến cảng, xếp hàng lên tàu, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho đến khi đến cảng đích.
  • Về rủi ro trong quá trình chuyển giao tại cảng dỡ, tức rủi ro về vấn đề chi phí vận chuyển. Người bán chỉ hết trách nhiệm khi người mua đã thông báo nhận được hàng. Như vậy trách nhiệm của người bán có phần nặng nề hơn.

Có thể bạn chưa biết: Debit note là gì? Các cách trình bày debit note phổ biến nhất hiện nay

Trách nhiệm của các bên khi giao hàng CIF được quy định như thế nào?

Khi lĩnh vực thương mại quốc tế, nhất là vận chuyển bằng đường biển ngày càng được đẩy mạnh, CIF phát huy tối đa vai trò của chúng. Để có những trái nghiệm mua sắm thuận tiện nhất, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về trách nhiệm của người mua và người bán.

Trách nhiệm của người bán

Về trách nhiệm đối với người bán hàng (đơn vị xuất khẩu hàng hóa) được quy định như sau:

  • Cung cấp hàng hóa theo đúng yêu cầu.
  • Đi kèm hàng hóa phải có đầy đủ giấy tờ kèm theo liên quan đến sản phẩm, hóa đơn mua bán, vận đơn vận chuyển đường biển.
  • Mua bảo hiểm, liên hệ đơn vị vận chuyển.
  • Mang hàng đến cảng, xếp hàng lên tàu. Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong quá trình xếp lên tàu để vận chuyển đến cảng dỡ.
  • Chịu toàn bộ cước phí từ lúc mua hàng cho đến khi hàng rời cảng. Bao gồm tiền mua, phí vận chuyển đến cảng đi, cước phí vận chuyển khi đến tay khách hàng, phí hải quan, thuế hàng,... và các chi phí phát sinh (nếu có).
  • Chịu trách nhiệm thông báo với người mua về quá trình mua hàng và quá trình vận chuyển.

Trách nhiệm của người mua

Trong khi đó, khi mua hàng theo thỏa thuận CIF, trách nhiệm của người mua (đơn vị nhập khẩu) có phần nhẹ nhàng hơn.

Trach-nhiem-cua-hai-ben-khi-mua-hang-cif

  • Người mua có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận.
  • Phụ trách thủ tục thông quan để nhập khẩu số hàng hóa, tự nộp thuế nhập khẩu.
  • Nhận hàng theo đúng thỏa thuận, không bùng hàng.
  • Chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa từ trong quá trình hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ.
  • Chịu toàn bộ chi phí như thủ tục nhập hàng, vận chuyển hàng về kho riêng (nếu có),...
  • Thông báo với người mua khi đã nhận được hàng an toàn.

Một số thông tin liên quan đến CIF

Không thể phủ nhận, CIF là một hình thức mua bán hàng hóa khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy mua hàng CIF có thuận lợi không? Vận chuyển hàng bằng đường biển có những giao ước nào khác?

Mua hàng CIF có thuận lợi không?

Nhìn chung, CIF là một điều khoản mang lại nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế bằng đường biển chưa nhiều. Mặc dù trách nhiệm của người bán cao hơn và nặng nề hơn tuy nhiên, họ là người chịu ít chi phí hơn. Đây cũng là một thuận lợi đối với những công ty đang trên đà phát triển.

Chi phí được tiết kiệm trong khâu vận chuyển hàng hóa bởi người bán có khả năng làm việc trực tiếp với bên vận chuyển. Những giao ước được thỏa thuận với mức giá mong muốn để hai bên có thể hợp tác lâu dài. Không những thế, người bán đã xong trách nhiệm khi hàng hóa rời cảng xếp. Những vấn đề phát sinh trong quá trình này không thuộc quản lý của đơn vị xuất khẩu.

Có thể bạn chưa biết: Thuế môn bài là gì? Tìm hiểu tất tần tật thông tin về thuế môn bài

CIF và FOB có điểm gì giống và khác nhau?

Thêm một khái niệm nữa khá phổ biến trong giao ước quốc tế là FOB. FOB có nhiều điểm tương đồng so với CIF. Tuy nhiên, người bán không phải chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển khi hàng đến cảng đích.

CIF-va-FOB-la-giao-uoc-pho-bien-trong-van-tai-duong-bien

Về cơ bản, CIF và FOB có một số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí

CIF

FOB

Cấu trúc trong hóa đơn

CIF + Tên cảng đích.

FOB + Tên cảng xếp.

Điểm chuyển giao rủi ro

Tại cảng xếp.

Tại cảng xếp.

Điểm chuyển giao chi phí

Tại cảng đích (cảng dỡ hàng).

Tại cảng xếp.

Đối tượng

phù hợp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận tải bằng đường biển.

Doanh nghiệp đã quen thuộc với vận tải quốc tế, đặc biệt là vận tải biển.

Nếu bạn chưa hiểu CIF là gì, hy vọng là một cẩm nang hữu ích đối với bạn đọc. Hiện nay, có nhiều quy ước trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, CIF vẫn là những gì cơ bản, mọi người đều cần nắm rõ một cách chi tiết và tỉ mỉ để có những trải nghiệm tốt nhất.

Có thể bạn chưa biếtCách tính thuế tncn - thu nhập cá nhân.Trường hợp nào phải nộp thuế tncn?

Có thể bạn quan tâm!
FPI là gì và có hình thức, đặc điểm, ý nghĩa như thế nào?
FPI là gì và có hình thức, đặc điểm, ý nghĩa như thế nào?

Đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chắc chắn từ khóa FPI đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, để người mới nhập môn vào lĩnh vực này hiểu tường tận về thuật ngữ trên thì hoàn toàn không hề đơn giản. Vì thế trong bài viết dưới đây, ReviewAz sẽ mang tới cho bạn định nghĩa FPI là gì và các đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp đầu tư này nhé.

GM food là gì? Có nên sử dụng GM food trong bữa cơm hằng ngày không?
GM food là gì? Có nên sử dụng GM food trong bữa cơm hằng ngày không?

Hiện nay, nông nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến bữa cơm hằng ngày, đến sức khỏe,… của người dùng. Ngành nông nghiệp đã và đang có những bước chuyển mình quan trọng để tạo ra nguồn nông nghiệp sạch. Trong đó, GM food là một trong những cụm từ được sử dụng và tìm kiếm phổ biến. Vậy, GM food là gì?

Staff là gì? Cẩm nang thông tin để hiểu đúng, hiểu sâu về staff
Staff là gì? Cẩm nang thông tin để hiểu đúng, hiểu sâu về staff

Tiếng Anh là một kho tàng kiến thức rộng lớn với lượng từ mới không thể đếm xuể. Để tích lũy vốn từ phong phú, bạn nên phân chia và học theo từng chủ đề khác nhau. Vậy với chủ đề việc làm, nên bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích khái niệm staff là gì?