Hỏi đáp 1 tuần trước

Lý lịch tư pháp là gì? Cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết nào?

Đối với những người lao động cần xin việc thì lý lịch tư pháp là tài liệu rất quan trọng. Nó được dùng để thay thế cho sơ yếu lý lịch trước đây. Các công ty tuyển dụng đều yêu cầu phải có hồ sơ này trước khi quyết định cho vào làm việc. Để có cái nhìn sâu hơn về lý lịch tư pháp là gìReviewAZ sẽ phân tích trong bài viết dưới đây cho bạn đọc hiểu hơn.

Lý lịch tư pháp được hiểu là gì?

Các thông tin về lý lịch tư pháp đã được quy định rõ trong khoản 1 điều 2 Luật lý lịch tư pháp  năm 2009. Lý lịch tư pháp tức là lý lịch về án tích bị kết án bằng bản án hoặc quyết định của toà án. Các quyết định này đã có hiệu lực về pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị toà án tuyên bố phá sản.

Mẫu lý lịch tư pháp Việt Nam

Tờ lý lịch tư pháp là một tài liệu dùng để minh chứng cá nhân có hoặc không có những án tích trước đây. Sở dĩ các doanh nghiệp yêu cầu hồ sơ này là để đảm bảo doanh nghiệp đó không bị ảnh hưởng về vấn đề pháp lý này. Hiện nay đang có hai loại phiếu lý lịch cơ bản bao gồm:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là phiếu ghi các án tích chưa được xóa hoặc không ghi các án tích đã được xóa. Phiếu này để đảm nhiệm chức vụ thành lập, quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã. Các thông tin đó chỉ được ghi vào khi cá nhân và tổ chức có yêu cầu.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là phiếu ghi đầy đủ các án tích cả án đã được xóa và án chưa được xóa. Phiếu này cũng có nhiệm vụ chức năng, thành lập, quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã.

Đối tượng nào được cấp lý lịch tư pháp?

Theo các quy định của pháp luật đã quy định như sau:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và có quyền yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình;
  • Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và xã hội cũng như các tổ chức chính trị có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để thực hiện phục vụ cho công tác quản lý nhân sự. Hoặc phục vụ cho việc đăng ký doanh nghiệp, thành lập và quản lý hợp tác xã cũng như doanh nghiệp. (đối tượng này thuộc phiếu lý lịch tư pháp số 1)
  • Các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố và xét xử. (đối tượng này thuộc phiếu lý lịch tư pháp số 2)

Có thể bạn chưa biết: In mã vạch hải quan là gì? Tại sao cần in mã vạch hải quan?

Hồ sơ lý lịch tư pháp tại Việt Nam bao gồm những gì?

Các giấy tờ cần chuẩn bị khá phức tạp và mất nhiều thời gian để kiểm định. Sau đây là những tài liệu cần chuẩn bị để tiến hành làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền:

Hồ sơ cần thiết để xin lý lịch tư pháp

Đối với các công dân Việt Nam

Nếu bạn là công dân Việt Nam và đang cần làm thủ tục hồ sơ lý lịch tư pháp, sẽ cần những giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch theo quy định của pháp luật theo mẫu số 03/2013/TT-LLTP và mẫu số 04/2013/TT-LLTP;
  • Bảo sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân và hộ chiếu có hiệu lực của người cần được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú của người cần được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Hoặc nếu ủy quyền cho người khác đi làm thay thì cần có các giấy chứng nhận ủy quyền theo quy định;
  • Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đã có hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục;
  • Các giấy tờ và tài liệu khác chứng minh thuộc vào đối tượng cần được cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Đối với công dân người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Khi đến cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy lý lịch tư pháp, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Tài khai yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu đã có sẵn là 03/2013/TT-LLTP;
  • Hộ chiếu bản gốc;
  • Bản sao của thẻ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của công an nơi bạn đang sinh sống;
  • Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định nếu có người khác ủy quyền đi làm thủ tục tư pháp;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu có hiệu lực của người được ủy quyền làm thủ tục;
  • Bảo sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú của người được cấp ủy quyền đi làm thủ tục.

Có thể bạn chưa biết: Bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay

Thời gian thực hiện việc cấp ủy quyền lý lịch tư pháp?

Về thời gian cần đảm bảo trong 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Đối với các trường hợp như người được yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài sẽ trong thời hạn là 15 ngày. Còn nếu trong trường hợp khẩn cấp, thời gian xử lý việc cấp ủy quyền lý lịch tư pháp sẽ không quá 24 giờ kể từ khi cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu.

Quy trình làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp như thế nào?

Quá trình diễn ra thủ tục xin cấp lý lịch sẽ cần phải được tiến hành nhanh chóng theo đúng thời gian quy định. Không có một mức thời gian chung nào, vì nó sẽ có thể thay đổi theo đối tượng cần cấp. Tuy nhiên quy trình cấp thì luôn phải đảm bảo các bước sau:

Thủ tục đăng ký lý lịch tư pháp

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Người yêu cầu cấp cần chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ đã được nhắc ở trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ: Các công dân Việt Nam sẽ đến nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (đối với công dân Việt Nam); còn đối với người nước ngoài sẽ đến nộp tại Sở Tư pháp nếu đang còn cư trú tại Việt Nam, nếu đã chuyển đi thì đến nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Bước 3: Nhận kết quả: Công dân sẽ được hẹn vào một thời điểm nào đó để đến nhận kết quả. Khi đến cần đưa đầy đủ giấy hẹn và phí nộp.

Mức lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

Theo quy định mới nhất thì mức lệ phí xin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Tuy nhiên mức giá này sẽ giảm đối với những đối tượng sau đây:

  • Lệ phí lý lịch tư pháp cho học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng: 100.000 đồng/lần/người.
  • Các trường hợp được miễn lệ phí gồm trẻ em theo quy định của Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em; người cao tuổi theo quy định của luật người cao tuổi; người khuyết tật theo luật của người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo; người cư trú ở những xã đặc biệt khó khăn.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn bạn đọc biết thêm về lý lịch tư pháp là gì. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cúng chúng tôi nhé.

Có thể bạn chưa biết: Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể bạn nên biết

image

Tác giả: Nguyễn Thảo Vi

Đăng ngày: 10/12/24

Có thể bạn quan tâm!

Định nghĩa về dãy hoạt động hóa học của kim loại

Định nghĩa về dãy hoạt động hóa học của kim loại

Hóa học là một lĩnh vực có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Khi bắt đầu tìm hiểu về hóa học, mỗi người...

Rev là gì? Có tất cả bao nhiêu định nghĩa về Rev hiện nay?

Rev là gì? Có tất cả bao nhiêu định nghĩa về Rev hiện nay?

Bạn thường gặp Rev qua những hình ảnh, bài viết hoặc trên một số trang mạng. Tuy nhiên chúng mang nghĩa là gì, bạn lại...

Công thức tính diện tích hình tròn và một số bài tập vận dụng

Công thức tính diện tích hình tròn và một số bài tập vận dụng

Trong toán học có rất nhiều công thức về tính chu vi, diện tích của các loại hình. Bạn còn nhớ cách tính diện tích...

Kajima là gì? Tại sao Kajima lại thường xuất hiện trong các bản nhạc buồn?

Kajima là gì? Tại sao Kajima lại thường xuất hiện trong các bản nhạc buồn?

“Baby Kajima, Stay here with me…” Đây là một câu hát khá quen thuộc trong bài hát “ Chạm đáy nỗi đau” rất được các...

FPI là gì và có hình thức, đặc điểm, ý nghĩa như thế nào?

FPI là gì và có hình thức, đặc điểm, ý nghĩa như thế nào?

Đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chắc chắn từ khóa FPI đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, để...

Dùm hay Giùm? Từ nào mới đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt

Dùm hay Giùm? Từ nào mới đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt

Hai từ phát âm rất giống nhau gây nên sự hiểu lầm về cách viết. Nhưng thực chất từ nào mới là đúng chính tả...