Để phát triển đất nước, Nhà nước khuyến khích mở rộng đa dạng các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, các hộ kinh doanh được cho là thành phần không thể thiếu, có đóng góp rất lớn vào GDP hàng năm. Vậy hộ kinh doanh là gì và có những đặc điểm nổi bật như thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ReviewAz đi tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Trong các quy định được ban hành, Nhà nước không xếp hộ kinh doanh vào danh mục một loại hình doanh nghiệp.
Định nghĩa về hộ kinh doanh đã có rõ ràng, đầy đủ trong khoản 1 điều 66 của Nghị định CP. Cụ thể, hộ kinh doanh được hình thành bao gồm các yếu tố sau
Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ những yếu tố trên thì cơ sở phân phối, sản xuất đó sẽ được gọi là một hộ kinh doanh.
Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?
Sau khi đã tìm hiểu hộ kinh doanh là gì, chúng ta sẽ phân tích các đặc điểm mà một hộ kinh doanh cần có.
Nhằm đảm bảo cho mọi thành tố kinh tế đều phát triển ổn định, lành mạnh, không gặp các cản trở pháp lý, Nhà nước đã quy định về các yêu cầu hộ kinh doanh cần đáp ứng.
Mỗi hộ kinh doanh đều được mở ra bởi đối tượng thành lập. Đây là người, hoặc nhóm người sẽ chịu trách nhiệm pháp lý chính về mọi hoạt động của cơ sở kinh doanh.
Đối tượng này phải là công dân Việt Nam, có toàn quyền làm chủ, quyết định về mô hình buôn bán, đường lối, chính sách và mục tiêu phát triển.
Nếu đối tượng thành lập là một nhóm, một gia đình, thì việc kinh doanh sẽ được bàn bạc, thảo luận và cần có sự đồng tình của tất cả những thành viên trong nhóm.
Hộ gia đình cũng có thể cử một người với đầy đủ điều kiện, tiếng nói để làm đại diện giao dịch bên ngoài.
Nhà nước không yêu cầu tất cả các hộ kinh doanh đều phải đăng ký hoạt động. Nhóm cần đăng ký đó là các hộ có hoạt động thường xuyên, quy mô nghề nghiệp ổn định.
Ví dụ như kinh doanh mỹ phẩm, văn phòng phẩm, quần áo, giải khát,...
Ngược lại, những mô hình như sản xuất nông, lâm, thủy sản, làm muối, bán hàng rong, làm dịch vụ thu nhập thấp,...thì hoàn toàn không cần đăng ký.
Dù hộ kinh doanh có phát triển chuyên nghiệp tới đâu, thì pháp luật vẫn không công nhận thành phần này với tư cách doanh nghiệp.
Bởi hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở thêm chi nhánh và các văn phòng đại diện,... Đây vốn là những quyền chỉ doanh nghiệp mới được thực hiện.
Những người hoặc nhóm người đại diện cho hộ kinh doanh, cần phải có trách nhiệm vô thời hạn đối với hoạt động sản xuất của cơ sở mình thành lập.
Quá trình này kéo dài vô thời hạn, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc quá trình kinh doanh đã chấm dứt hay vẫn còn đang kéo dài tiếp tục. Bên cạnh đó cũng không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh, dân sự mà hộ đang sở hữu.
Có thể bạn chưa biết: Due diligence là gì? Cần những bước nào trong thẩm định Due diligence?
Nếu bạn đang muốn thành lập một hộ kinh doanh, hãy nắm chắc một số lưu ý như sau
Để đăng ký lập hộ kinh doanh, bạn sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau
Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ tại những cơ quan ban ngành ở nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hộ kinh doanh là gì. Theo dõi ReviewAZ để đón đọc thêm nhiều bài viết mới nhé.
Có thể bạn chưa biết: Kaizen là gì? Quy trình tiến hành Kaizen như thế nào?
Mỗi khi thực hiện một giao dịch nào đó liên quan đến tiền thì mã OTP luôn là yêu cầu mà ứng dụng bắt bạn...
Xu thế kinh tế nước ta hiện nay đang đi trên con đường hội nhập và phát triển. Các doanh nghiệp cũng có xu hướng...
Hình bình hành là một kiến thức hình học quan trọng được đưa vào giảng dạy trong toán lớp 6. Bài viết sau đây sẽ...
Một con người thành công luôn phải rèn luyện đức tính cầu thị để có sự hiểu biết rộng lớn. Vậy cầu thị là gì?...
Nếu bạn đang có nhu cầu mua sim số đẹp, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Cẩm nang hoàn hảo với...
Hiện nay, đường đen là một loại gia vị không còn xa lạ với các bà nội trợ. Sản phẩm này được đánh giá có...