Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội rất tốt cho người lao động. Chính sách này còn được ví như cánh tay chống đỡ trước những rủi ro trong cuộc sống đảm bảo sức khỏe, tinh thần và công việc. Vậy để hiểu rõ hơn bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Căn cứ theo khoản 1, điều 3 luật bảo hiểm xã hội 2014 bảo hiểm xã hội được định nghĩa là:
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp cho một phần thu nhập mà khi người lao động bị ốm đau, tai nạn, thai sản, hết tuổi lao động hay chết được trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội trước đó.
Có 3 yếu tố quan trọng trong bảo hiểm xã hội là: đối tượng hưởng các chế độ của bảo hiểm, điều kiện được hưởng bảo hiểm, mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp từ bảo hiểm.
Qua nội dung trên bạn đã biết được bảo hiểm xã hội là gì? Vậy sau đây là nội dung về phân loại bảo bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phân thành 2 loại là bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm yêu cầu những người tham gia lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Thông thường khi làm hợp đồng lao động doanh nghiệp sẽ cho biết các điều khoản và quyền lợi nhận được của người lao động. Bảo hiểm xã hội sẽ được ký kết khi tham gia lao động trên 3 tháng và không xác định được thời hạn nghỉ.
Đây là loại bảo hiểm không có yếu tố bắt buộc, mọi người có thể lựa chọn tham gia hoặc không theo khả năng thu nhập của cá nhân, gia đình. Bảo hiểm này sẽ có các mức đóng phí khác nhau và chi trả chế độ lương hưu khác nhau. Đặc biệt, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được chi trả một phần chi phí khi: thất nghiệp, sinh con, mất khả năng lao động, ốm đau,...
Có thể bạn chưa biết: Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.
Hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam được chia thành 6 loại chế độ chính. Mỗi chế độ sẽ có quyền lợi bảo vệ và chăm sóc riêng. Cụ thể như sau:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi đau ốm, xảy ra tai nạn lao động có giấy xác nhận của cơ sở y tế sẽ được nghỉ làm và hưởng các chế độ theo quy định. Thời gian nghỉ ốm đau của người lao động không quá 30 ngày. Nếu sau 30 ngày người lao động vẫn chưa có thể tiếp tục thực hiện công việc sẽ được tiếp tục nghỉ theo chế độ dưỡng sức theo quy định của pháp luật.
Chế độ thai sản là chế độ bảo hiểm dành riêng cho lao động nữ, họ sẽ nhận được các trợ cấp trong quá trình thai sản như: khám thai, đau ốm thai sản, nghỉ dưỡng thai sản,...Đối với lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tuổi bên bảo hiểm sẽ nhận được 1 khoản hỗ trợ bằng 2 lần tháng lương cơ sở. Đối với trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chồng có tham gia thì vẫn nhận được hỗ trợ tương ứng.
Đây là chế độ dành cho người tham gia bảo hiểm không may xảy ra tai nạn khi lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động sẽ nhận được khoản hỗ trợ 1 lần hoặc theo hàng tháng phụ thuộc vào mức độ.
Đây là chế độ dành cho người lao động đóng được hơn 20 năm bảo hiểm xã hội khi đã không thể tiếp tục lao động. Người lao động sẽ nhận được các khoảng lương hưu hàng tháng theo mức tham gia bảo hiểm.
Nếu người lao động đủ tuổi về hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm thì có thể đến trực tiếp tổ chức bảo hiểm xã hội yêu cầu thanh toán hưởng mức bảo hiểm xã hội 1 lần.
Đây là chế độ bảo hiểm dành cho người tham gia bảo hiểm bị tử vong. Thân nhân của người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được hàng tùy theo mức đóng và thời gian tham gia bảo hiểm.
Điều kiện để hưởng chế độ này là người tham gia bảo hiểm phải đóng quỹ bảo hiểm trên 12 tháng trước 24 ngày thất nghiệp. Trong khoảng thời 3 tháng sau khi bị thất nghiệp người lao động phải làm đầy đủ hồ sơ nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Mức hỗ trợ nhận được bằng 60% so với mức đóng bảo hiểm trước thất nghiệp 6 tháng.
Có thể bạn chưa biết: CPA là gì và những thông tin cần biết nhất về chứng chỉ CP
Nếu bạn còn chưa biết quy trình tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào thì có thể tham khảo qua các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Lập, nộp hồ sơ theo quy định của luật BHXH
Thành phần hồ sơ tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm mà có giấy tờ liên quan khác nhau. Cụ thể như sau:
Hồ sơ gồm có: tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội ( theo mẫu TK1-TS)
Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ : tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội ( theo mẫu TK1-TS), hợp đồng lao động có hạn mức hoặc được gia hạn.
Hồ sơ nộp tại đơn vị đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài hoặc có thể nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Nộp hồ sơ tại
Hồ sơ: tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội ( theo mẫu TK1-TS), các sổ bảo hiểm xã hội. Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú hoặc nơi quản lý.
Hồ sơ: tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội ( theo mẫu TK1-TS), báo cáo tình hình sử dụng lao động, danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảng kê thông tin( theo mẫu D01-TS). Nộp hồ sơ lên trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi tiếp nhận được hồ sơ sẽ giải quyết theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
Bảo hiểm xã hội có vai trò rất quan trọng về quyền lợi và chế độ đối với người lao động. Vậy lưu ý khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Sau đây là một số lưu ý khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Hy vọng qua thông tin hữu ích của bài viết bạn đọc có thể biết được bảo hiểm xã hội là gì? Quy trình người lao động tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào? Để có những thông tin thú vị hơn hãy bấm theo dõi website của ReviewAZ ngay nhé.
Có thể bạn chưa biết: Giám định bảo hiểm là gì? Có những loại hình giám định phổ biến nào?
Thẻ ghi nợ là loại thẻ được sử dụng rất nhiều để thanh toán hầu hết các mặt hàng hiện nay.Trong bài viết này hãy...
Aptomat là một thiết bị điện được ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người...
Trong toán học đã có rất nhiều thuật ngữ quen thuộc như số lẻ, số chẵn, số hữu tỉ,.. Bạn có còn nhớ về kiến...
Trong quá trình hoạt động và kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới chỉ số Roe. Vậy Roe là gì? Chỉ số...
Ngành tài chính kinh doanh có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Đặc biệt là trong việc xác định tốc độ tăng trưởng...
Lbs là loại thông số được sử dụng rất nhiều trong các bảng thông số kỹ thuật, tài liệu khoa học. Vậy Lbs là gì...