Hỏi đáp 1 năm trước

Outsource là gì? Bạn biết được những thông tin gì thú vị Outsource?

Với các công ty, doanh nghiệp hiện nay vấn đề thiếu hụt nhân viên hay thiếu nhân viên có trình độ đang ở mức đáng báo động. Chính vì vậy, để giải quyết được khúc mắc này thì Outsource đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi công ty. Tuy nhiên Outsource là gì? Hình thức này có những ưu nhược điểm gì thú vị. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng biết thêm thông tin.

Outsource là gì?

Outsource là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong việc kinh doanh của các công ty. Đây là hình thức của công ty thiếu nhân lực và phải thuê thêm nhân lực từ bên ngoài bên ngoài để về hỗ trợ và làm việc. Hình thức thuê nhân lực giúp cho công ty tiết kiệm được phần lớn chi phí lại có thể đủ nhân lực để hoàn thành công việc.

Ban-hieu-the-nao-ve-Outsource

Ngoài ra Outsource cũng khá phổ biến khi công ty thiếu những nhân viên có trình độ cao. Họ lựa chọn việc sử dụng nhân viên ngoài để đáp ứng được trình độ phù hợp với công việc.

Hiện nay việc các công ty lựa chọn phương pháp Outsource ngày càng phổ biến nhiều hơn. Việc sử dụng nhân lực bên ngoài giúp công ty giữ được chữ tín với khách hàng khi nhận yêu cầu. Bên cạnh đó lại đảm bảo được tiến độ và khả năng tiết kiệm chi phí tốt. Cũng nhờ dịch vụ này mà nhiều doanh nghiệp có thể tăng tối đa năng suất lao động. Ngoài ra, còn có thể giảm chi phí vốn đầu tư cho nhân lực giúp cho công ty giảm được một phần chi tiêu.

Có thể bạn chưa biết: CEO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CEO đối với công ty

Outsource có những ưu điểm gì thú vị

Mỗi dịch vụ đều sở hữu những ưu điểm riêng. Vậy Outsource sở hữu những ưu điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua một số thông tin dưới đây nhé!

Mot-so-uu-diem-dich-vu-mang-lai-cho-cong-ty-doanh-nghiep.

Khả năng chuyên môn hóa cao

Khi nhắc đến Outsource thì vấn đề chuyên môn hóa là điều cần thiết và không thể bỏ qua. Bởi đối với các công ty, doanh nghiệp họ chỉ thường phát triển về một vấn đề, một chuyên môn nhất định. Vì vậy, khi sử dụng Outsource sẽ giúp vấn đề cần được giải quyết qua bên thứ 3. Từ đó công ty sẽ tập trung nhân lực vào các vấn đề trọng tâm, cần thiết hơn.

Tiết kiệm tối đa nguồn kinh phí

Việc sở hữu một nhân tài, một nhân viên mới mà không phải qua thời gian thử việc hãy đào tạo là một trong những ưu điểm mà Outsource mang lại. Với hình thức thuê này sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được một phần chi phí. Đặc biệt là khả năng tiết kiệm các khoản như BHYT, bảo hiểm xã hội,....các công ty thường sẽ không mất khoản tiền này với các Outsource.

Tiếp cận các lĩnh vực công nghệ hiện đại

Trong thời đại công nghệ số, nếu một công ty quá mải mê trong việc sẽ dẫn tới một số phần mềm có thể bị lạc hậu. Bên cạnh đó nguồn nhân lực không có, thời gian đào tạo lâu lăm, đặc biệt khi công nghệ ngày càng phát triển. Chính vì vậy để có thể giải quyết được các vấn đề thì Outsource luôn được các công ty ưu tiên sử dụng và tin dùng.

Đảm bảo công việc hoàn thành hiệu quả

Là một nhân viên làm công ăn lương ở công ty thì các vấn đề thường phát sinh sẽ xảy ra như nghỉ ốm, có đám, đi chơi,.... Và chính những khoảng thời gian này thì các công ty luôn lựa chọn Outsource để đáp ứng được nhu cầu. Bởi các nhân viên Outsource luôn đảm bảo đủ số lượng công việc một cách hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết: Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.

Một số nhược điểm Outsource  

Mỗi dịch vụ thường có ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là một số nhược điểm mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

Mot-so-nhuoc-diem.

Vấn đề bảo mật

Đây vẫn là vấn đề nan giải mà nhiều công ty sau khi thuê nhân viên Outsource thường bị rò rỉ thông tin. Bởi khi thuê nhân viên đến công ty thì bạn nhân viên là một người ngoài và làm theo công ăn lương. Vì vậy những vấn đề bảo mật thì Outsource đểu biết và sẽ chia sẻ cho công ty đối thủ.

Trách nhiệm của Outsource

Điều này cũng rất hay xảy ra khi nhà cung ứng Outsource không hợp tác một cách tử tế với doanh nghiệp. Không nhân viên, chậm trễ, không kịp tiến độ sẽ gây gián đoạn đến công trình của công ty.

Chi phí của dịch vụ

Việc sử dụng Outsource ở ngoài sẽ giúp làm giảm chi phí một cách tối đa nhất. Tuy nhiên nếu bạn không làm hợp đồng rõ ràng, không nói rõ vấn đề từ trước thì có khả năng phí dịch vụ sẽ bị độn giá. Vì vậy làm cẩn thận các bước sẽ đảm bảo được nguồn thu chi an toàn.

Điểm khác biệt giữa công ty Product và công ty Outsource.

Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn có thể hiểu hơn về điểm khác biệt giữa hai hình thức kinh doanh này.

so-sanh-diem-khac-nhau-giu- Outsource và Product.

Tính chất công việc

Với Outsource bạn là người được thuê về và hoàn thành dự án. Bạn chỉ cần thực hiện các công việc được giao mà không cần biết đến thành quả mà mình gây dựng được. Sau khi dự án hoàn thành sẽ nhận được đủ kinh phí mà bên thuê đã ký trong hợp đồng.

Với Product thì phải tham gia và xây dựng, quảng bá và bán sản phẩm mà công ty thuê xây dựng. Họ chỉ nhận lại thành quả như doanh thu và lợi nhuận sau khi sản phẩm được người dùng yêu thích và đón nhận.

Đối tượng khách hàng

Đối với công ty Outsource thì việc làm khách hàng hài lòng là yêu cầu hàng đầu. Và điều này khác hoàn toàn với việc làm người dùng hài lòng.

Đối với công ty Product tất cả mọi quyết định đều để cải thiện việc làm người dùng hài lòng. Để nhận được sự hài lòng của người dùng thì phải đáp ứng được các yếu tố về giao diện, chức năng,...

Quy trình sản xuất

Tại công ty outsource thì chỉ làm một vấn đề rất nhỏ. Và tùy vào thời gian mà có thể chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Rất ít khi có thể làm việc với một sản phẩm trong một thời gian lâu dài. Còn với công ty Product thì sẽ làm việc trong một thời dài và thể hiện sự luân hồi.

Trên đây là một số thông tin về Outsource là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp khi sử dụng Outsource. Bên cạnh đó hãy truy cập ngay ReviewAZ để nhận được nhiều thông tin bổ ích khác.

Có thể bạn chưa biết: Cẩm nang giải đáp mọi thông tin về chief operating officer là gì?

image

By: Duy Tân

18/05/23

Có thể bạn quan tâm!

Security là gì? Ý nghĩa chuyên ngành Security là gì? 18/05/23

Security là gì? Ý nghĩa chuyên ngành Security là gì?

Security là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều chuyên ngành như kinh tế tài chính, công nghệ thông tin, kỹ thuật. Nếu bạn...

Thế năng là gì? Những công thức tính thế năng đơn giản 18/05/23

Thế năng là gì? Những công thức tính thế năng đơn giản

Trong bộ môn vật lý, một trong những mảng kiến thức quan trọng phải kể đến là thế năng. Ở bài viết này, hãy cùng...

Cagr là gì? Cagr đóng vai trò gì? Cách tính Cagr như thế nào? 18/05/23

Cagr là gì? Cagr đóng vai trò gì? Cách tính Cagr như thế nào?

Ngành tài chính kinh doanh có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Đặc biệt là trong việc xác định tốc độ tăng trưởng...

Giải đáp thắc mắc: ERP là gì và có những vai trò gì cho công ty của bạn 18/05/23

Giải đáp thắc mắc: ERP là gì và có những vai trò gì cho công ty của bạn

Để phát triển một doanh nghiệp, công ty, cần rất nhiều giải pháp công nghệ hiện đại. Trong đó, hệ thống ERP nổi lên như...

079 là mạng gì? Hướng dẫn mua SIM 079 mang ý nghĩa may mắn 18/05/23

079 là mạng gì? Hướng dẫn mua SIM 079 mang ý nghĩa may mắn

Hiện nay, các nhà mạng lớn ở nước ta đều sử dụng khá nhiều các đầu số khác nhau cho các thuê bao của mình....

Edit là gì và làm sao để trở thành một Editor chuyên nghiệp 18/05/23

Edit là gì và làm sao để trở thành một Editor chuyên nghiệp

Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được tiếp cận với từ edit. Từ này xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong...