Đổi từ kg sang m3 như thế nào? Cách đổi một số loại vật chất khác nhau
Ở Việt Nam, kg là một đơn vị đo quen thuộc của hầu hết các nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong vài trường hợp, bạn sẽ cần chuyển từ kg sang m3 để tính toán thể tích chiếm chỗ của vật liệu. Vậy, đổi từ kg sang m3 như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời. Cùng ReviewAZ theo dõi nhé
Có đổi từ kg sang m3 được không?
Như chúng ta đã được học, việc đổi đơn vị cùng hệ như từ kg sang gam, từ m3 sang cm3, m2 sang mm2... khá đơn giản. Chúng ta chỉ việc thêm hoặc bớt vài chữ số 0 theo công thức cho sẵn là được.
Tuy nhiên, đổi từ đơn vị kg sang m3 thường không quá phổ biến, vì 2 đơn vị này hoàn toàn không có cùng hệ đo lường. Kg là đơn vị đo khối lượng, còm m3 là đơn vị đo thể tích.
Vì vậy, khi chuyển đổi giữa 2 đơn vị này, chúng ta còn cần sử dụng một đơn vị trung gian nữa là lít:
Ta có: 1kg = 1 lít, mà 1 lít = 1 dm3 = 0,001 m3
Vậy 1kg = 0,001 m3 hay 1m3 = 1000kg = 1 tấn
Chú ý: công thức này chỉ thực sự đúng và được sử dụng khi vật chất đo lường lúc này là nước cất. Đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn, bỏ qua thay đổi thời tiết và chênh lệch nhiệt độ.
Vậy với những loại vật chất khác, chúng ta hoàn toàn không thể sử dụng theo công thức “ nhân 1000 hoặc nhân 0,001” như trên.
Có thể bạn chưa biết: 1 DaN bằng bao nhiêu? Cách chuyển đổi DaN nhanh nhất
Cách đổi từ kg sang m3 trong xây dựng
Trong ngành vật liệu xây dựng, chuyển đổi đơn vị khối lượng sang thể tích là một yêu cầu cơ bản để ước lượng sơ đồ công trình. Vì vậy, mặc dù không thể tính nhanh kiểu “ thêm/ bớt 3 đơn vị” như nước, chúng ta vẫn có thể sử dụng các công thức quy ước sẵn.
Để xác định khối lượng vật chất, ta dùng công thức sau: m = D x V
Trong đó:
- m là khối lượng vật chất ( kg, tấn, tạ, yến)
- D là khối lượng riêng của vật chất ( kg/ m3)
- V là thể tích mà vật chất đó chiếm chỗ ( m3)
Với công thức này, ta chỉ cần biết được khối lượng riêng của vật chất là đã tính ra được thể tích từ khối lượng hoặc ngược lại.
Dưới đây là cách thức quy đổi 1 số vật liệu bạn có thể tham khảo
- Đá đặc nguyên khai
Khối lượng riêng: 2,75 tấn/ m3
Khối lượng: m = D x V = 2,75 x 1 = 2,75 tấn
Vậy 1 m3 đá = 2,75 tấn = 2750 kg đá hay 1 kg đá = 1/2750 m3
- Đá dăm kích thước 0,5 đến 2 cm
Khối lượng riêng: 1,6 tấn/ m3
Khối lượng: m = D x V = 1,6 x 1 = 1,6 tấn
Vậy 1m3 đá = 1,6 tấn = 10600 kg hay 1 kg đá = 1/ 1600 m3
- Đá dăm kích thước từ 3 đến 8 cm
Khối lượng riêng: 1,55 tấn/ m3
Khối lượng: m = D x V = 1,55 x 1 = 1,55 tấn
Vậy 1m3 đá = 1,55 tấn = 1550 kg hay 1 kg đá = 1/ 1500 m3
- Đá hộc kích cỡ 15 cm
Khối lượng riêng: 1,5 tấn/ m3
Khối lượng: m = D x V = 1,5 tấn
Vậy 1m3 đá hộc = 1,5 tấn = 1500 kg hay 1kg đá hộc = 1/ 1500 m3
- Đá ba
Khối lượng riêng: 1,52 tấn/ m3
Khối lượng: m = D x V = 1,52 tấn
Vậy 1m3 đá ba = 1,52 tấn = 1520 kg hay 1kg đá ba = 1/ 1520 m3
- Gạch vụn
Khối lượng riêng: 1,35 tấn/ m3
Khối lượng: m = D x V = 1,35 tấn
Vậy 1m3 gạch vụn = 1,35 tấn = 1350 kg hay 1kg gạch vụn = 1/ 1350 m3
Có thể bạn chưa biết: MPa và Bar là gì? Tìm hiểu công thức 1 MPa = Bar
Cách đổi từ kg sang m3 những vật chất sử dụng hàng ngày
Tương tự như cách tính ở trên, chúng ta cũng có thể chuyển đổi đơn vị của các nguyên liệu thường dùng trong đời sống
- Chì
Khối lượng riêng: 11300kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 11300 kg
Vậy 1 m3 chì = 11300 kg hay 1kg chì = 1/ 11300 m3
- Sắt
Khối lượng riêng: 7800 kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 7800 kg
Vậy 1m3 sắt = 7800 kg hay 1 kg sắt = 1/ 7800 m3
- Gỗ tốt
Khối lượng riêng: 800 kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 800 kg
Vậy 1 m3 gỗ tốt = 800 kg hay 1 kg gỗ tốt = 1/ 800 m3
- Gạo
Khối lượng riêng: 1200 kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 1200 kg
Vậy 1m3 gạo = 1200 kg hay 1 kg gạo = 1/1200 m3
- Dầu ăn, dầu hỏa
Khối lượng riêng: 800 kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 800 kg
Vậy 1m3 dầu ăn = 800 kg hay 11 kg dầu ăn = 1/ 800 m3
- Thủy ngân
Khối lượng riêng: 13600 kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 13600 kg
Vậy 1m3 thủy ngân = 13600 kg hay 1 kg thủy ngân = 1/13600 m3
- Xăng
Khối lượng riêng: 700 kg/ m3
Khối lượng: m = D x V = 700 kg
Vậy 1m3 xăng = 700 kg hay 1kg xăng = 1/ 700 m3
Trên đây là một số cách quy đổi từ kg sang m3 của một số vật liệu cho những bạn có nhu cầu tham khảo. Ngoài ra, hãy nhớ theo dõi website của ReviewAZ để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé
Có thể bạn chưa biết: 1n bằng bao nhiêu kg? Bảng quy đổi theo chuẩn quốc tế là như thế nào?
088 là mạng gì? Hướng dẫn mua sim đầu số 088 uy tín
Sim đầu số 088 là một trong những đầu số sim được săn đón nhiều nhất trên thị trường sim điện thoại, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Vậy bạn đã biết 088 là mạng gì? Đầu số sim này mang ý nghĩa như thế nào mà được người dùng yêu thích đến như vậy?
Herbalife là gì? Cẩm nang sức khỏe về thực phẩm chức năng Herbalife
Herbalife vẫn là sự lựa chọn số 1 đối với khách hàng. Herbalife là gì? Thương hiệu này có điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời nhé
Thế năng là gì? Những công thức tính thế năng đơn giản
Trong bộ môn vật lý, một trong những mảng kiến thức quan trọng phải kể đến là thế năng. Ở bài viết này, hãy cùng ReviewAZ đi tìm hiểu thế năng là gì?
CIF là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng CIF
Đối những công ty/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc nắm bắt rõ khái niệm CIF là gì có vai trò rất quan trọng. Đây là một ký tự viết tắt, quy định rõ những trách nhiệm của người mua và người bán trong ngành thương mại quốc tế, nhất là vận tải biển.
ETD là gì? Những thông tin thú vị nhất về ETD có thể bạn chưa biết
Ngành vận tải, xuất nhập khẩu có vô số các thuật ngữ khác nhau. Những từ này dễ gây nhầm lẫn và khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Trong đó, đa số mọi người đặc biệt thắc mắc về từ ETD. Vậy ETD là gì? Có những thông tin nào xoay quanh thuật ngữ này?
Xúc tích hay súc tích? Từ nào mới có ý nghĩa và đúng chính tả tiếng Việt
Những lỗi sai chính tả đã không còn hiếm gặp trong cả trong văn viết lẫn giao tiếp thường ngày. Điều này gây ra nhiều hiểu lầm không mong muốn, làm sai lệch nội dung văn bản. Một trong những lỗi sai phổ biến mà người Việt cần khắc phục chính là “xúc tích” và “súc tích”