Phật giáo là tín ngưỡng tôn giáo được đa số người dân Việt Nam theo, tôn thờ. Hiện nay, không chỉ có những người theo đạo Phật, một số người phi tôn giáo cũng sống và làm việc theo tín ngưỡng này. Một trong những cái hay của đạo Phật là giúp con người sống có ích và dễ hài lòng hơn với cuộc sống. Niết bàn là khái niệm được đề cập đến trong cách sống này. Vậy, niết bàn là gì? Hãy cùng ReviewAZ đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Niết bàn được hiểu theo khá nhiều tầng nghĩa khác nhau. Đối với quan điểm tâm lý học, thì niết bàn chính là rời bỏ tự ngã. Hiểu theo một cách khác, đây là việc rời xa sự sân si, từ bỏ lòng tham của con người.
Một cách hiểu khác, niết bàn là rời xa sự dục vọng của con người. Theo nghĩa hán nôm, niết bàn là phủ định của sự dục vọng. Cũng hiểu theo cách của Phật giáo thì đây là sự rời xa khỏi cõi trần thế, tránh xa sự tham lam, dục vọng của phần con trong con người.
Một cách hiểu nữa, niết bàn được hiểu là “không sinh, không phát khởi, không tạo thanh, không do duyên sinh”. Có thể hiểu, đây là sự quy tụ của hai cách hiểu trên. Phật giáo tin rằng, không có cái gì có thể trường tồn mãi mãi. Cũng không có bất cứ điều gì bị diệt vọng, tất cả mọi vật đều nằm ngoài sự đau khổ.
Bên cạnh đó, có nhiều người hiểu rằng, niết bàn là sự rời xa trần thế, sự từ trần. Việc bò lại những bụi trần, những sân si chốn trần gian chính là niết bàn. Vì thế, điều này có thể hiểu rằng, những người vừa tử vong được coi là họ đã niết bàn.
Có thể bạn quan tâm: Hanahaki là gì? Người mắc Hanahaki có những triệu chứng như thế nào?
Để hiểu hơn về niết bàn là gì, hãy cùng đi đào sâu tìm hiểu xem, ý nghĩa thực sự của chúng là gì. Theo phân tích khái niệm ở trên thì niết bàn là sự đoạn tuyệt dục vọng cơ bản của loài người. Những người niết bàn thường không màng đến sự trao đổi dục vọng.
Bên cạnh đó, ý nghĩa của từ này còn thế hiện đã qua một nghiệp báo luân hồi. Con người luôn nhận được báo ứng khi làm những điều xấu xa. Chính vì thế, khi rời xa cõi trần thế, đến niết bàn thì đã chấm dứt nghiệp trần.
Ý nghĩa của niết bàn còn nằm ở sự thanh tịnh tuyệt đối. Việc này thể hiện ở sự thanh tịnh, ngưng đọng không gian và thời gian. Cô đọng vĩnh cữu những không gian của con người. Đồng thời, thời gian cõi tâm linh của sâu thẳm tâm hồn được ngưng đọng lại.
Nói tóm lại, niết bàn có ý nghĩa là sự thanh thản, yên tĩnh, không bị vướng bận. Người niết bàn sẽ không còn màng đến dục vọng, sự sân si và chấm dứt những khổ đau, phiền não đơn thuần của loài người. Điều này khác hẳn với cõi cực lạc của Thiên Chúa giáo.
Bản chất của niết bàn chính là cảnh giới mà mỗi người hãy tự cảm nhận lấy. Con người không thể cầm, nắm, sờ hay đụng vào khái niệm này. Niết bàn chính được tạo từ trong tâm chúng ta. Cảnh giới đó là sự vô thường của loài người, những ai oán, khổ đau của con người được chấm dứt.
Có thể nói, khi đạt được trạng thái trên, con người đã rơi vào trạng thái an lạc nhất của cõi người. Đặc biệt, không dễ gì mà con người có thể đạt được trạng thái niết bàn. Để đến được cõi này, mỗi người cần phải thực hiện những việc rất khắt khe.
Đạt được niết bàn là khi con người thực hành được cõi giới định tuệ. Hoặc khi mỗi người tìm được bản chất riêng có của mình thông qua giới định tuệ. Lúc đó, bản chất của chúng sanh đã đạt đến cảnh giới niết bàn. Nhưng cơ bản, mỗi người đều có những bản ngã riêng. Cuộc đời lại có rất nhiều cám dỗ. Chính vì thế, để đạt được niết bàn là điều rất rất khó.
Có thể bạn quan tâm: Duyên tiền định là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp duyên tiền định
Ở bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu niết bàn ở khía cạnh là cảnh giới của con người. Theo Phật dạy, có hai kiểu, một là niết bàn của những bậc hiền thánh, hai là niết bàn của những kẻ phàm phu.
Đối với đối tượng này, khi con người đạt được những yêu cầu cơ bản của phần con đã chạm một phần tới cõi cực lạc. Đó chính là được ăn no, đưc ngủ ngon, cuộc sống ấm no, vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là cảm nhận được vị ngon của bữa cơm. Hay cũng chỉ đơn giản là cảm thấy an lạc với chính cuộc sống hiện tại.
Đối với những kẻ phàm phu thì chỉ cần thực hiện được những công việc khá đơn thuần coi như chạm được đến cõi lạc. Chẳng hạn như ăn cơm no, uống nước sạch, đi bộ tịnh tâm hay làm việc thiện,…
Tuy nhiên, cõi niết bàn của những bậc thánh nhân lại hoàn toàn khác. Bởi họ không phải là những con người tầm thường. Thánh nhân cần phải bỏ qua những sân si, dục vọng, loại trừ được những cám dỗ đơn thuần của con người. Không những thế, không được vấp ngã trước những âm mưu của cuộc đời.
Giới thánh hiền còn cần phải hiểu rõ về thế giới của loài người, cần phân biệt phần con và phần người rành mạch. Khi giác ngộ được tư tưởng của phật giáo, bỏ lại những oán trách, hận thù ở đằng sau. Khi đó mới chính là cảnh giới của niết bàn đối với thánh nhân.
Như chúng ta tìm hiểu ở trên, có hai loại niết bàn. Phàm là người trần mắt thịt, chúng ta không thể đạt được cao siêu như những bậc thánh hiền. Vì thế, để giúp bạn đạt được cảnh giới niết bàn của kẻ phàm phu, hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây:
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được một phần niết bàn là gì. Với những thông tin ở trên, hãy tập tu luyện cho bản thân những đức tính tốt, hướng thiện phần con. Từ đó, niết bàn trong giới phàm phu là điều đơn giản mà mỗi chúng ta đều có thể đạt được.
Có thể bạn quan tâm: Gia trưởng là gì? Nhận biết gia trưởng qua những đặc điểm nào?
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang ứng dụng các triết lý kinh doanh của Nhật Bản nhằm cải tiến về chất lượng. Một trong số...
Trong lĩnh vực kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần phải chú ý đến hàng hóa cung ứng. Đây được coi là nguồn thu nhập...
Công thức tính diện tích, thể tích các loại hình học khiến nhiều người nhầm lẫn. Vậy bạn còn nhớ công thức tính thể tích...
Cách tính chu vi hình tròn là một một kiến thức cơ bản ai cũng cần nắm vững. Tuy nhiên bạn đã quên mất công...
Ngành tài chính kinh doanh có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Đặc biệt là trong việc xác định tốc độ tăng trưởng...
Stereo là tên gọi của một loại âm thanh được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy bạn đã biết khái niệm stereo là gì...