Hỏi đáp 5 ngày trước

Chỉn chu hay chỉnh chu? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt

Được xem là 1 trong  10 loại ngôn ngữ “ khó nuốt” nhất thế giới, tiếng Việt khiến nhiều người phải nhầm lẫn với hàng loạt các cụm từ đồng âm, đồng nghĩa. Trong đó, chỉnh chu và chỉn chu là cặp từ thường gặp hiểu lầm nhiều nhất. Vậy chỉn chu hay chỉnh chu mới đúng? Hãy cùng ReviewAZ tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Chỉn chu hay chỉnh chu?

Trong giao tiếp hàng ngày, 2 từ “ chỉn chu” và “ chỉnh chu” có cách phát âm hơi tương tự nhau. Do không có sự tìm hiểu kỹ càng, chúng ta thường không chú ý đến cách viết của từ này.

chin-chu-trong-tieng-Anh

Hiện nay, ở nước ta có 5 cuốn từ điển được coi là chính thống và thường được dùng trong tra cứu ngôn ngữ:

  • Việt Nam tự điển ( Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ)
  • Tầm nguyên tự điển ( Lê Ngọc Trụ)
  • Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê)
  • Hán Việt từ điển ( Đào Duy Anh)
  • Từ điển Việt Nam ( Thanh Nghị)

Theo tra cứu cả 5 loại từ điển trên, “ chỉn chu” mới là cách sử dụng đúng theo ngữ pháp tiếng Việt. Đây là cách mô tả sự gọn gàng, ngăn nắp trong phong cách của một người. Còn từ “ chỉnh chu” thì hầu như không được tìm thấy ở bất kỳ văn bản chính thống hay từ điển nào.

Ví dụ:

  • Cô ấy ăn mặc rất chỉn chu
  • Bản kế hoạch của anh làm rất chỉn chu
  • Khi làm việc trong môi trường công sở, bạn cần có một tác phong thật chỉn chu

Vậy, trong những trường hợp phát âm hay nói chuyện với bạn bè, việc bạn sử dụng nhầm lẫn 2 từ này sẽ không gây bất kỳ sự hiểu lầm nào. Tuy nhiên nếu trong soạn thảo văn bản hay bài tập, hãy chú ý viết đúng chính tả để tránh mất điểm trong mắt người khác nhé

Có thể bạn chưa biếtChia sẻ hay chia sẽ? Cách viết nào mới đúng chuẩn chính tả tiếng Việt?

Giải nghĩa từ chỉn chu và chỉnh chu

Tuy chỉ khác nhau một chữ cái “h”, song 2 từ này có cách giải nghĩa hoàn toàn khác nhau

Chỉn chu là gì?

Từ chỉn chu được tạo thành bởi 2 âm tiết riêng biệt là “ chỉn” và “ chu”. 2 âm này sẽ được cắt nghĩa một cách chính xác như sau

  • Chỉn: Từ này khá hiếm gặp khi đứng độc lập, và lúc đầu mới đọc có vẻ như vô nghĩa. Tuy nhiên theo như nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì đây là một từ có nguồn gốc từ xa xưa. “ Chỉn” nghĩa là “ thật, vốn, quả thực, chỉ”.
  • Chu: Thường khá gặp trong ngôn ngữ hàng ngày, trong các từ như chu đáo, chu toàn,...Theo từ điển tiếng Việt, “ chu” là một từ có nguồn gốc tiếng Hán. Khi sử dụng độc lập, chúng ta có thể hiểu nghĩa của từ này là “toàn thể, vẹn, đạt yêu cầu”.

Như vậy, 2 từ này khi ghép lại với nhau sẽ thành một cụm từ mang hàm ý là sự tuân thủ nề nếp, đảm bảo vẹn toàn các mặt.

Cũng tương tự như vậy, khi bạn tra từ điển Anh - Việt sẽ có kết quả dịch từ chỉn chu là presentable. Và cách giải thích của presentable là ngăn nắp, chỉnh tề, bảnh bao

chin-chu-hay-chinh-chu-moi-dung-ngu-phap

Vậy theo những thông tin đã tra cứu nêu trên, chúng ta có thể khẳng định chỉn chu là một mang ý nghĩa tiếng Việt. Và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nó trong tất cả các tài liệu, văn bản chính pháp lý hàng ngày

Có thể bạn chưa biết: Giải đáp chần chừ hay trần trừ mới đúng chính tả Tiếng Việt

Chỉnh chu là gì?

Cũng bằng cách tra cứu 5 bản từ điển đã nêu ở trên, bạn chắc chắn không tìm thấy một cụm từ nào là “ chỉnh chu”. Và để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ tách cụm từ này thành 2 âm tiết

  • Chỉnh: đây hoàn toàn được xem như một từ có nghĩa trọn vẹn. Từ chỉnh là chỉnh trong chỉnh sửa, chỉnh đốn. Vậy nó có nghĩa là sắp xếp lại, dọn lại cho gọn hơn.
  • Chu: Tương tự như cách giải nghĩa trong từ chỉn chu, chu ở đây cũng mang nghĩa là “ chu kỳ, vòng tròn, toàn vẹn”. Hoặc ở một số trường hợp ngữ cảnh khác, bạn có thể hiểu đây là hành động chúm chím, chu môi ra phía trước

Với những giải thích trên, ta có thể thấy chỉnh - chu khi đứng độc lập đều mang một hàm nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên khi ghép 2 từ lại với nhau, ý nghĩa của nó hoàn toàn không liên quan gì đến sự ngăn nắp, gọn gàng mà chúng ta muốn hướng tới

Tại sao mọi người lại hay nhầm lẫn “ chỉn chu” và “ chỉnh chu”?

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn 2 từ chỉnh chu và chỉn chu hầu hết đến từ 2 yếu tố là nghĩa và âm sắc

nguyen-nhan-nham-lan-2-tu-chin-va-chinh

  • Về âm tiết: Như đã nói ở trên, 2 từ chỉnh và chỉn có cách phát âm khá giống nhau, đặc biệt là theo ngôn ngữ địa phương ở các vùng miền. Bên cạnh đó, từ chỉnh đôi khi còn dễ đọc, dễ phát âm hơn chỉn
  • Về ý nghĩa: từ chỉnh trong ngôn ngữ của chúng ta thường được người dùng liên tưởng đến hoàn chỉnh, nghiêm chỉnh,...Khi từ này đi kèm với chu trong chu tất, chu đáo sẽ tạo cảm giác rất hợp lý và gần gũi. Trong khi đó, từ chỉn trong ngôn ngữ hiện nay gần như vô nghĩa, được rất ít người biết đến. Vì vậy sự nhầm lẫn này là dễ hiểu

Qua những phân tích trên đây, có lẽ bạn đã biết cách sử dụng chỉn chu hay chỉnh chu rồi đúng không? Hy vọng với các chia sẻ này, bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn hay sai chính tả nữa nhé

Có thể bạn chưa biết: Giải đáp chật chội hay trật trội mới đúng chính tả Tiếng Việt

image

Tác giả: Review AZ

Đăng ngày: 08/07/25

Có thể bạn quan tâm!

OTP là gì? Một số lưu ý giúp sử dụng mã OTP an toàn

OTP là gì? Một số lưu ý giúp sử dụng mã OTP an toàn

Mỗi khi thực hiện một giao dịch nào đó liên quan đến tiền thì mã OTP luôn là yêu cầu mà ứng dụng bắt bạn...

Số nguyên là gì? Trong toán học còn có những tập hợp số cơ bản nào?

Số nguyên là gì? Trong toán học còn có những tập hợp số cơ bản nào?

Những con số được chia thành nhiều loại khác nhau trong toán học. Trong đó số nguyên thường xuyên được sử dụng trong các bài...

Null là gì? Cách kiểm tra null trong Java như thế nào?

Null là gì? Cách kiểm tra null trong Java như thế nào?

Từ Null- từ ngữ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau với nội dung đa dạng. Vậy Null là gì? Có ý...

Dày vò hay giày vò? Từ nào đúng chính tả và có nghĩa như thế nào?

Dày vò hay giày vò? Từ nào đúng chính tả và có nghĩa như thế nào?

Dày vò hay giày vò - đây là thắc mắc chung nhiều người đặt ra, gây không ít những tranh cãi. Nguyên nhân được lý...

Số nguyên tố là gì? Đặc trưng của số nguyên tố như thế nào?

Số nguyên tố là gì? Đặc trưng của số nguyên tố như thế nào?

Những kiến thức toán học đã được học quá lâu khiến bạn quên mất cách hiểu về chúng. Bạn đang thắc mắc số nguyên tố...