Coo là gì? Những thông tin thú vị về coo không phải ai cũng biết
Chắc chắn rằng nhiều người trẻ đã quen thuộc với cụm từ chief operating officer hay từ viết tắt là coo. Song không phải ai cũng có cái nhìn tổng quan, thống nhất và đúng về nó. Trong bài viết với chủ đề coo là gì dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích nhất về công việc quang trọng nhưng cũng đa di năng này.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Coo là gì?
COO là từ viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh, Chief operating officer. Về bản chất, chief operating office được sử dụng nhằm chỉ một chức vụ, nghề nghiệp trong quá trình, công việc liên quan đến kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản về coo, đây là giám đốc điều hành của doanh nghiệp. Chức vụ này có vai trò lớn trong các công ty/doanh nghiệp, chỉ đứng sau một người là tổng giám đốc - CEO.
Giám đốc điều hành đóng vai trò đảm nhận việc điều hành, quản lý và giám sát tất cả hoạt động của công ty. Sau đó, người này sẽ báo cáo trực tiếp cho CEO. Trong lĩnh vực kinh doanh, Chief operating officer và CEO có vai trò quan trọng, mối quan hệ mật thiết. Hai người phối kết hợp một cách có hiệu quả, nhuần nhuyễn nhằm hiệu xây dựng, phát triển công ty vững mạnh.
Những thông tin cần biết về coo là gì?
Giám đốc điều hành là vị trí mà nhiều người mơ ước, mong muốn đạt được. Vì thế, để có thể ngồi lên vị trí này, bạn cần tham khảo những thông tin sau. Hãy theo dõi để biết được chúng là gì nhé.
Coo có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta cùng đề cập tới quyền hạn và trách nhiệm của một giám đốc điều hành. Tại một đơn vị kinh doanh, coo là người có quyền xây dựng kế hoạch, hoạch định về tương lai cũng như những hoạt động của công ty. Tuy nhiên, những sự sắp xếp này dưới sự chỉ đạo của CEO. Đồng thời, giám đốc điều hành cũng là người cố vấn cho tổng giám đốc trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Bên cạnh đó, người này còn triển khai công việc tới các bộ phận khác, tiếp nhận và phủ quyết/đồng ý các ý kiến.
Song song với đó, chief operating officer có đặc quyền là theo dõi, giám sát mọi hoạt động của các nhân viên trong đơn vị. Từ đó đưa ra góp ý, nhận xét hay đề xuất khen thưởng/phê bình.
Bên canh đó, trách nhiệm của một nhà chief operating officer cũng vô cùng cao. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, coo cần thực hiện đầy đủ các trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm về vấn đề xây dựng, triển khai cũng như giám sát mọi kế hoạch đã được đề xuất cũng như thúc đẩy thực hiện theo tiến độ.
- Chịu trách nhiệm chính đối với sự phát triển của doanh. Đồng thời có trách nhiệm tổ chức, lên kế hoạch và đề xuất các chiến lược ngắn, trung và dài hạn.
- Đặc biệt hơn cả, giám đốc điều hành sẽ chịu hoàn toàn những vấn đề liên quan đến pháp lý. Nếu trong trường hợp công ty xảy ra các sự cố không mong muốn, coo là người gánh chịu những tổn thất đó.
Có thể bạn chưa biết: CEO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CEO đối với công ty
Giám đốc điều hành có vai trò gì?
Giám đốc điều hành đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một công ty/doanh nghiệp. Dưới đây, cùng điểm qua một vài vai trò chủ đạo của coo:
- Nắm bắt toàn bộ thông tin, kế hoạch, chiến lược của một công ty. Đồng thời, giữ mối quan hệ mật thiết với tổng giám đốc nhằm thực hiện tốt việc điều hành.
- Họ là những người chỉ đạo, làm việc cũng như đôn đốc với từng bộ phận.
- Nắm vai trò quản lý nhân sự.
- Là cầu nối tốt nhất của từng bộ phận của đơn vị.
- Có vai trò trong việc chịu trách nhiệm pháp lý (nếu có).
Coo có nhiệm vụ gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, khối lượng công việc của coo là không hề nhỏ. Dưới đây là những nhiệm vụ của một giám đốc điều hành:
- Đề xuất đến tổng giám đốc kế hoạch của đơn vị trong thời gian nhất định. Việc này bao gồm cả các chiến lược hoạch định trung và dài hạn.
- Tham vấn, góp ý về các chính sách.
- Bảo đảm việc thực hiện của các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp.
- Nắm bắt, theo dõi những biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- Thấu hiểu, nắm bắt những chiến lược kinh doanh của đối thủ. Từ đó nhằm đưa ra quyết sách phù hợp giúp đơn vị vượt lên và chiếm ưu thế.
- Đội ngũ nhân sự được điều hành, giám sát bởi coo. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, chế độ khen thưởng, kỷ luật thường do coo đề xuất.
Khối lượng công việc không hề nhỏ đi kèm với nhiệm vụ, trách nhiệm lớn. Song, giám đốc điều hành là vị trí mơ ước của biết bao cá nhân.
Cần làm gì để trở thành một coo?
Chief operating officer yêu cầu mỗi người phải hội tụ khá nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, quá trình tuyển chọn cho vị trí này cũng không hề đơn giản. Để trở thành một coo, bạn cần phải bồi dưỡng những khả năng sau:
Khả năng điều hành, lãnh đạo
Điều hành cả một doanh nghiệp, nắm giữ sự sống còn của cả công ty. Chính vì thế, khả năng lãnh đạo là điều cần thiết phải có ở một giám đốc điều hành. Để trở thành coo, bạn cần phải nói lên tiếng nói cũng như khẳng định vị thế của bản thân.
Là một người lãnh đạo nên nhiệm vụ cần làm là khả năng bao quát các công việc. Vì thế, vị trí của một coo đòi hỏi bạn cần kết hợp khéo léo giữa triển khai thực hiện, giám sát sát sao và đánh giá. Khả năng lãnh đạo thiên phú sẽ giúp chief operating officer nắm bắt quy trình cũng như tiến độ thực hiện. Từ đó thúc đẩy đội ngũ nhân sự hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Có thể bạn chưa biết: Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.
Coo phải là người có tầm nhìn
Một điều quan trọng, chief operating officer phải có tầm nhìn, sự tính toán và khả năng nhạy bén với thời cuộc. Để đưa công ty/doanh nghiệp tiến xa hơn, người đảm nhận chức vụ này cần phải đề xuất những kế hoạch táo bạo. Song cần mang tính sáng tạo, mới mẻ và độc đáo. Đây là mấu chốt để vượt lên với chính đối thủ của mình.
Trong thời buổi kinh tế phát triển và hội nhập không ngừng. Việc sở hữu một bộ óc có tầm nhìn, chiến lược và khả năng tính toán sẽ giúp coo đưa công ty phát triển trước thời cuộc. Chính như vậy là những bước nhảy vọt cho công ty, đồng thời tạo niềm tin với đối tác và khách hàng.
Có kỹ năng giao tiếp, ngoại giao tốt
Công ty/doanh nghiệp muốn phát triển vượt bậc hay nhận được những hợp đồng lớn, đánh giá tốt từ các chuyên gia uy tín. Thì việc ngoại giao, giao tiếp tốt trong quá trình hợp tác là việc cần phải làm tốt. Để duy trì các mối quan hệ đòi hỏi người đứng đầu, ở đây là giám đốc điều hành phải có “cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Họ biết lúc nào nên mềm mỏng, lúc nào nên cứng rắn để nhận được sự hài lòng. Ứng xử khéo léo trong lĩnh vực của mình giúp coo có được cảm tình tốt từ đối tác cũng như các lãnh đạo.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề coo là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết mà ReviewAZ cung cấp bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm này. Đồng thời không cải thiện cao bản thân để trở thành những giám đốc điều hành chuyên nghiệp nhất.
Có thể bạn chưa biết: Giải nghĩa Company là gì và có những phân loại như thế nào
CTR là gì trong lĩnh vực marketing? Làm thế nào để gia tăng tỷ lệ CTR?
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực truyền thông - marketing thì CTR chắc chắn là một thuật ngữ quen thuộc rồi đúng không? CTR được dùng để đo mức độ tin cậy cho các website. Cụ thể thì CTR là gì? Có những cách nào để tính toán CTR hay không?
Bật mí thông tin BL là gì? Nên hiểu BL theo những cách nào?
Hiện nay trong đời sống hàng ngày đã xuất hiện nhiều cụm từ khá mới lạ. Các từ ngữ đó thường có nhiều trên mạng xã hội và được sử dụng phổ biến. Bạn đọc đã từng nghe đến BL chưa? Hãy cùng tìm hiểu xem BL là gì qua bài viết này nhé.
Axit folic là gì? Công dụng và cách sử dùng axit folic
Những bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thường được khuyên dùng axit folic và sắt sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện. Vậy axit folic là gì?
Thuế nhà thầu là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế nhà thầu?
Các nhà thầu sẽ có nghĩa vụ phải nộp đầy đủ thuế khi sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Vậy cụ thể thì thuế nhà thầu là gì? Những ai nào sẽ phải áp dụng?
Take off là gì? Một số lưu ý khi sử dụng động từ take off
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng, được sử dụng rất linh hoạt trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, những động từ phrasal verb đóng vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao khả năng nói và viết của bạn đọc. Trong bài viết của chúng tôi, hãy cùng tìm hiểu một trong vô vàn động từ đó: Take off là gì?
KPI là gì? Hướng dẫn các bước xây dựng KPI hiệu quả nhất hiện nay
KPI được xem là 1 trong 10 công cụ hỗ trợ quản lý được tìm kiếm nhiều nhất. Vậy bạn có biết KPI là gì không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau nhé