Một trong những công việc giúp học sinh, sinh viên kiếm thêm thu nhập phổ biến nhất hiện nay là cộng tác viên. Các bạn có thể đảm nhiệm vị trí này trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cộng tác viên bán hàng, cộng tác viên sự kiện,... Vậy cộng tác viên là gì? Để trở thành cộng tác viên cần có kỹ năng, kinh nghiệm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Cộng tác viên có tên tiếng Anh là collaborator, có ký hiệu viết tắt là CTV. Cụm từ này được sử dụng nhằm mục đích đề cập đến một công việc, vị trí phổ biến hiện nay. Đó là cộng đồng những cá nhân làm việc tự do, không trực thuộc hệ thống nhân sự chính thức của bất kỳ công ty/doanh nghiệp nào.
Về đặc điểm, cộng tác viên không chịu quản lý nghiêm ngặt về mặt thời gian, không gian làm việc linh hoạt, có khả năng làm việc độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Trong một số trường hợp cũng như công việc nhất định, cộng tác viên đóng vai trò hỗ trợ các bộ phận, hợp tác cùng đội ngũ nhân viên chính thức để hoàn thành nhiệm vụ.
Nhiều người có tư tưởng cộng tác viên là một nghề tay trái, không được ổn định, mức thu nhập cũng không khả quan để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Đây là một công việc phổ biến, được rất nhiều đối tượng lựa chọn.
Có thể bạn chưa biết: CV là gì? Những nội dung nào không thể thiếu trong CV?
Không phải ngẫu nhiên, cộng tác viên tại các cơ quan, đơn vị là công việc được nhiều người lựa chọn. Trở thành cộng tác viên, người làm được hưởng một số lợi ích cơ bản như sau.
Thời gian linh động là ưu điểm đầu tiên khi làm cộng tác viên. Thông thường, cộng tác viên chỉ làm việc part time, từ 4-6 giờ đồng hồ/ngày. Làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều tùy chọn. Bên cạnh đó, có nhiều đơn vị còn không quy định giờ làm việc cụ thể, tùy theo nhân sự sắp xếp, miễn sao đảm bảo khối lượng công việc được giao cũng như đủ KPI.
Với thời gian linh động, cộng tác viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau trong cùng một thời điểm. Hoặc cũng có thể vừa đi học, vừa đi làm phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên. Điều này giúp bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều môi trường làm việc, nhiều công việc khác nhau. cũng như mức thu nhập gia tăng đáng kể.
Không chỉ giết thời gian, có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, cộng tác viên còn mang đến cho bạn rất nhiều kinh nghiệm. Đó là kinh nghiệm trong công việc, trong cách ứng xử trong môi trường công sở hay những bài học, kỹ năng trong cuộc sống. Những điều bạn thu nhận được khi làm công việc cộng tác viên không dễ gì có được, sẽ là một hành trang quý giá để vận dụng khi làm việc chính thức.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghi trong CV (hồ sơ xin việc) là đã từng cộng tác tại cơ quan/đơn vị,... Chắc chắn, với kinh nghiệm cùng thời gian đã được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, CV của bạn sẽ được đánh giá cao.
Có thể bạn chưa biết: Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.
Là một công việc không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm song cộng tác viên cũng đòi hỏi ở nhân sự những kỹ năng nhất định:
Hy vọng rằng với những thông tin được ReviewAZ cung cấp trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan, rõ nét hơn về khái niệm cộng tác viên là gì. Bên cạnh đó, hãy trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng phù hợp để ứng tuyển vị trí cộng tác viên tại nhiều công ty/doanh nghiệp hiện nay.
Có thể bạn chưa biết: Degree là gì? Những thông tin chi tiết về degree cho các du học sinh
Từ ngữ Bracket được xuất hiện khá nhiều nhưng vẫn có nhiều người bị nhầm lẫn giữa các lớp nghĩa với nhau. Vậy bracket là...
Ngữ pháp Việt Nam vô cùng phong phú bởi vậy nên những từ phát âm gần giống nhau khiến nhiều người khó phân biệt. Trong...
Trong quá trình học tiếng anh, ngày tháng là những thông tin cơ bản nhất ai cũng cần học. Mỗi một tháng lại có cái...
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực truyền thông - marketing thì CTR chắc chắn là một thuật ngữ quen thuộc rồi đúng không? CTR...
Để đáp ứng nhu cầu liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc gọi, nhiều nhà mạng đã cho ra đời dịch vụ công nghệ Volte....
Chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên gặp từ conduct khi sử dụng hay học tiếng Anh thường ngày. Vậy conduct là gì. Làm sao có...