Hỏi đáp 1 tuần trước

Một số thông tin về cúng ông công ông táo hiện nay có thể bạn chưa biết

Từ xa xưa tập tục cúng ông công ông táo ngày tết không còn xa lạ với đời sống người dân Việt Nam. Với sự phát triển của xã hội tập tục này vẫn luôn là nét đẹp được nhiều người dân lưu truyền. Vậy cúng ông công ông táo có nguồn gốc từ đâu, mang đến những ý nghĩa gì đặc biệt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ReviewAZ để biết thêm những thông tin chi tiết!

Nguồn gốc của tập tục cúng ông công ông táo

Tập tục này đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Theo phong tục thì lễ cúng ông công ông táo vào 23 tháng Chạp hàng năm. Vào thời gian này Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những vấn đề lớn nhỏ trong gia đình mình cai quản với Ngọc Hoàng. Và Táo Quân sẽ quay lại vào đêm giao thừa để cai quản công việc coi bếp lửa cho gia đình trong năm tới.

Táo Quân được biết đến có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên khi tới Việt Nam lại được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân thần Đất, thần Nhà, thần Bếp. Nhưng cái tên chủ yếu được sử dụng là Táo Quân.

su-tich-ong-cong-ong-tao

Táo quân ra đời dựa trên sự tích một câu chuyện. Câu chuyện kể về Thị Nhị và chồng là Trọng Cao. Sau một thời gian sinh sống tuy nhiên không có cần vì vậy dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình, Trọng Cao dằn vặt vợ.

Cho đến một hôm vì một chuyện nhỏ mà Cao đánh Thị Nhị và đuổi đi. Sau khi đi lang thang đến nơi khác thì Thị Nhị gặp Phạm Lang. Sau đó hai người đã kết thành vợ chồng. Lúc này Trọng Cao hối hận và lên đường đi tìm vợ.

Sau bao nhiêu này tìm kiếm và ăn xin dọc đường, Cao đi ăn xin vào đúng nhà Nhi lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi nhận ra người hành khất là chồng của của bản thân. Nàng mời Cao vào nhà và nấu cơm cho Cao ăn. Đúng lúc đó thì Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan cho bản thân nên giấu Cao vào đống rạ sau vườn.

Đêm hôm đó Phạm Lang đốt lửa đống rơm để lấy tro bón ruộng. Khi lửa cháy Nhi đã lao vào định cứu Trọng Cao ra. Thấy vợ mình nhảy vào đống lửa thì Phạm Lang thương vợ cũng nhảy vào theo. Dẫn đến cả 3 người đều chết cháy.

Ngọc Hoàng cảm động trước tình nghĩa 3 người nên phân 3 người lần lượt là Trọng Cao làm Thổ Địa, Phạm Lang làm Thổ Công và người vợ Thổ Kỳ. Ba người cùng trông coi những việc khác nhau trong gia đình.

Và từ câu chuyện này mà sự tích, nguồn gốc ông công, ông táo ra đời.

Có thể bạn quan tâm: Ngày 25/10 là cung gì? Giải mã đường tình duyên, sự nghiệp người sinh ngày 25/10

Ý nghĩa của tập tục cúng ông công ông táo?

Để hiểu rõ hơn về cúng ông công ông táo thì dưới đây là ý nghĩa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.

y-nghia-ve-tap-tuc-cung-ong-cong-ong-tao

Thông thường theo quan niệm của người Việt, các vị Táo vừa cai quản mọi việc trong gia đình lại vừa ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư. Từ đó các vị Táo là người giữa bình yên cho gia đình.

Vì vậy vào hàng năm 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ bay về trời để báo cáo những công việc trong năm qua. Đến đêm Giao thừa Táo sẽ trở lại trần gian và tiếp tục công việc trông coi bếp lửa cho năm tới.

Chính vì điều đó mà ngày ông công ông táo dần dần đi vào tiềm thức của người Việt. Vào những ngày này, người dân sẽ chuẩn bị những mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn các vị thần trong một năm qua. Bên cạnh đó cũng là dịp để mọi người trong nhà sum họp.

Và để chuẩn bị cho việc di chuyển của ông công ông táo thì nhiều nhà đã chuẩn bị cả chép trong chậu nước cùng các lễ vật khác. Sau khi hoàn thành thủ tục cúng thì sẽ đem cá phóng sinh ra ao, hồ,... Cá được thả ra với ý nghĩa làm vật cưỡi cho ông Táo về trời. Ngoài ra tục lệ phong sinh mang đến sự từ bi, nhân ái của người Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm8/3 là ngày gì và có ý nghĩa như thế nào?

Nên cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào?

Theo quan niệm của người xưa thì 23 tháng Chạp là lúc mà ông Táo sẽ khởi hành bay về chầu trời bằng cá chép. Vì vậy, thời gian thích hợp nhất để làm lễ tiến ông Táo thường vào tối 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Chính vì vậy vào khoảng thời gian này bạn luôn phải chuyển bị các lễ vậy trước 12 giờ để tiễn các Táo lên đường.

nen-cung-ong-cong-ong-tao-vao-gio-nao

Sau khi tiễn các Táo thì cần lau sạch bàn thờ, rút tỉa chân nhang, đảm bảo không gian thanh tịnh để ông công, ông táo trở về đêm 30 tết.

Trên đây là một số thông tin về cúng ông công ông táo mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục linh thiêng này. Bên cạnh đó cùng truy cập vào ReviewAZ để biết thêm những thông tin thú vị.

Có thể bạn quan tâmBạch Dương là con gì? Phẩm chất, tính cách của cung Bạch Dương

image

Tác giả: Duy Tân

Đăng ngày: 10/12/24

Có thể bạn quan tâm!

Big data là gì? Tính ứng dụng của big data trong cuộc sống hiện nay

Big data là gì? Tính ứng dụng của big data trong cuộc sống hiện nay

Công nghệ hay phần mềm truyền thống không thể xử lý dữ liệu trong một thời gian nhất định mang lại hiệu quả không cao....

CPA là gì và những thông tin cần biết nhất về chứng chỉ CP

CPA là gì và những thông tin cần biết nhất về chứng chỉ CP

Nếu bạn đang theo đuổi ngành kế toán tài chính, thì chắc chắn CPA không phải là một thuật ngữ xa lạ. Vậy CPA là...

Bạch Dương là con gì? Phẩm chất, tính cách của cung Bạch Dương

Bạch Dương là con gì? Phẩm chất, tính cách của cung Bạch Dương

Chắc chắn Bạch Dương đã không còn quá xa lạ đối với những ai yêu thích tìm hiểu về cung hoàng đạo. Người do chòm...

Dùm hay Giùm? Từ nào mới đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt

Dùm hay Giùm? Từ nào mới đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt

Hai từ phát âm rất giống nhau gây nên sự hiểu lầm về cách viết. Nhưng thực chất từ nào mới là đúng chính tả...

GHA là gì? Cẩm nang hoàn hảo nhất cho người mới gia nhập GHA

GHA là gì? Cẩm nang hoàn hảo nhất cho người mới gia nhập GHA

Mạng xã hội facebook có vô vàn group, là nơi sinh hoạt, giao lưu chung của nhiều thành viên có cùng đam mê. Cộng đồng...

TBA là gì? Ý nghĩa của TBA trong nhiều lĩnh vực khác nhau

TBA là gì? Ý nghĩa của TBA trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Các mặt trong cuộc sống được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực lại có những thuật ngữ đại diện...