Nghị luận là gì? Làm thế nào để làm nghị luận tốt?

Các bạn học sinh chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm “nghị luận”. Cụm từ này đã gắn liền với những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, trong suất những ngày học cấp 2, cấp 3. Vậy nghị luận là gì? Nghị luận có những đặc điểm và phương pháp nào để giải quyết? Hãy cùng ReviewAZ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Nghị luận là gì?

Nghị luận là bàn luận về một vấn đề, bày tỏ quan điểm, tư tưởng, thuyết phục người nghe thông qua hệ thống các luận điểm, luận cứ và luận chứng. Cụm từ nghị luận thường được sử dụng để chỉ một thể loại văn học quen thuộc trong chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Nghi-luan-la-the-loai-van-hoc-trong-chuong-trinh-THCS-THPT.

Văn nghị luận yêu cầu người viết bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề trong tác phẩm văn học hoặc một hiện tượng trong đời sống. Việc xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ tuỳ thuộc vào tư duy mỗi người. Trong bài nghị luận, tác giả phải đảm bảo 3 yếu tố: lập luận, phân tích, phản biện.

Văn nghị luận mang nhiều giá trị khác nhau: nhân văn có, hiện thực có, đồng tình có và phản đối cũng có. Có thể nói, đây là một thể loại văn vô cùng đa dạng, thể hiện vốn hiểu biết cũng như tiếng nói của mỗi cá nhân.

Có thể bạn quan tâm: Tin học tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ tin học phổ biến trong tiếng Anh

Giải đáp mọi băn khoăn về nghị luận

Hiểu rõ định nghĩa nghị luận là gì là tiền đề quan trọng giúp người viết hoàn thành tốt dạng văn này. Nếu mong muốn đạt điểm cao, học sinh không nên bỏ qua những thông tin cần thiết được cung cấp dưới đây.

Cau-truc-cua-bai-van-nghi-luan.

Nghị luận có những đặc điểm gì?

Để phân biệt văn nghị luận với các dạng văn học khác, có thể dựa vào các đặc điểm cơ bản sau:

  • Văn nghị luận bao gồm đầy đủ luận điểm, luận cứ và luận chứng. Trong đó, luận điểm là ý lớn, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết. Luận cứ nhỏ hơn luận điểm, bao gồm lý lẽ, dẫn chứng sử dụng trong bài. Luận chứng là cách thức dẫn dắt, phân tích, chứng minh cho luận điểm và luận cứ.
  • Một bài nghị luận phải đảm bảo 3 yếu tố: lập luận, phân tích, phản biện. Lập luận và phân tích để đưa ra ý kiến cá nhân, phản biện hoặc đồng tình với ý kiến nêu ra trong đề bài.
  • Trong bài nghị luận phải thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng, ý kiến của người viết, mang đậm màu sắc và dấu ấn cá nhân của tác giả.

Cấu trúc bài nghị luận gồm mấy phần?

Về cấu trúc, bài nghị luận gồm 3 phần chính: mở bài, thân bài và kết bài.

  • Mở bài: đặt vấn đề. Người viết có thể sử dụng mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp.
  • Thân bài: giải quyết vấn đề. Hay chính là cách triển khai hệ thống luận điểm - luận cứ - luận chứng để phân tích, chứng minh ý kiến nêu ra trong đề bài. Hệ thống này phải được sắp xếp một cách khoa học, logic, có tính thuyết phục cao.
  • Kết bài: kết thúc vấn đề. Người viết tổng kết lại ý kiến cá nhân trong phần này. Kết hợp liên hệ bản thân trong dạng bài nghị luận xã hội.

Các dạng bài nghị luận thường gặp

Về các dạng bài nghị luận thường gặp, có 2 dạng bài chính là nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

  • Đối với nghị luận văn học yêu cầu người viết phân tích, chứng minh một mệnh đề/ý kiến liên quan đến các tác phẩm văn học. Đó có thể là một bài thơ, một đoạn thơ; một ý kiến về tác phẩm truyện/văn xuôi. Thông thường, đề bài nghị luận văn học đề cập đến phong cách tác giả, giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo,...
  • Với nghị luận xã hội lại được chia nhỏ thành 2 dạng bài chính: nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lý. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 dạng bài này là phạm vi phân tích: bàn luận về một sự việc/hiện tượng nổi cộm và một thành ngữ/tục ngữ/truyền thống đạo lý của ông cha.

Tuy nhiên, dù là dạng bài đi chăng nữa, bài viết cũng tuân thủ theo cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Có thể bạn quan tâm: Tỉnh tiếng Anh là gì? Cách dùng từ tỉnh trong tiếng Anh

Làm bài nghị luận có những phương pháp nào?

Một bài nghị luận có sự tổng hòa của nhiều yếu tố cũng như phương pháp làm bài khác nhau. Trong đó giải thích, chứng minh, tổng hợp là những phương pháp cơ bản nhất.

Nghi-luan-la-dang-bai-quan-trong-doi-hoi-nhieu-ky-nang-trong-khi-viet.

  • Giải thích giúp người đọc hiểu rõ hơn về mệnh đề/ý kiến nêu ra trong đề bài. Giải thích đúng, khoa học là tiền đề quan trọng để người viết xây dựng và triển khai hệ thống luận điểm - luận cứ - luận chứng.
  • Phân tích: thông qua dẫn chứng, phạm vi được nêu trong đề bài, người viết sử dụng phương pháp phân tích nhằm chứng minh, phản biện. Đây là phương pháp chính để triển khai bài nghị luận và được sử dụng xuyên suốt.
  • Tổng hợp: khái quát lại toàn bộ nội dung bài nghị luận, thường dùng để kết đoạn, kết bài.

Làm bài nghị luận cần tránh những lỗi nào?

Nghị luận là một dạng văn không khó vì nó đã có những đặc điểm nhận biết cũng như cấu trúc cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt văn nghị luận đòi hỏi mỗi cá nhân phải có vốn hiểu biết sâu rộng, kỹ năng làm bài chỉn chu.

Bên cạnh đó, nếu muốn đạt điểm cao trong văn nghị luận, người viết không được mắc các lỗi cơ bản sau đây.

Dài dòng, lan man không đúng trọng tâm

Dài dòng, lan man, không đúng trọng tâm là điều cần tránh. Nhiều học sinh cho rằng cứ viết dài sẽ được điểm cao. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Khi viết dài dòng, lan man, không có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, người viết rất dễ sa đà, trùng lặp các ý, câu cú lủng củng. Bài viết rơi vào tình trạng viết dài, viết dai và viết dại.

Theo đánh giá của các thầy, cô giáo bộ môn, một bài nghị luận súc tích, đúng trọng tâm được đánh giá cao hơn so với một bài viết dài. Dung lượng một bài nghị luận xã hội chỉ nên dao động từ 200 đến 250 chữ. Riêng với nghị luận văn học từ 4 đến 5 mặt giấy, tùy theo nội dung và yêu cầu của đề bài.

Sai đề bài, sai phương pháp lập luận

Nhằm tăng độ khó của kỳ thi, nhiều đề bài lạ, yêu cầu bài viết cao hơn đã xuất hiện. Vì vậy, tỉ lệ học sinh sai đề bài, sai phương pháp lập luận ngày càng nhiều. Người viết không xác định rõ hai thể loại nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Không giải thích được định nghĩa nêu ra trong đề bài. Sai đề bài, sai phương pháp, bài viết rất dễ được 0 điểm.

Nhiều bài thi yêu cầu phải sử dụng phương pháp tổng phân hợp, diễn dịch, quy nạp. Song học sinh lại đi theo một lối lập luận khác. Để khắc phục tình trạng này, học sinh phải nắm rõ về đặc điểm, cấu trúc từng thể loại nghị luận. Bên cạnh đó, hiểu sâu sắc về các phương pháp làm bài văn nghị luận.

Không đúng cấu trúc bài làm

Lỗi cuối cùng nhiều học sinh gặp phải là làm bài nghị luận không đúng cấu trúc. Sự sáng tạo được vận dụng chưa thực sự đúng lúc, đúng chỗ. Với bài văn nghị luận, người viết nên tuân thủ format chung.

Dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội đều có những khuôn mẫu nhất định. Nếu không chắc chắn với cách làm mới, hãy làm theo cấu trúc truyền thống để đảm bảo theo đúng đáp án cũng như cách dạy của các thầy, cô.

Trên đây là bài viết với chủ đề “nghị luận là gì”. Thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện nhất về khái niệm này. Nghị luận được sử dụng để chỉ một thể loại văn học, gắn liền với học sinh cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Để làm tốt dạng bài này, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản, từng bước nâng cao.

Có thể bạn quan tâm: Trợ giảng tiếng Anh là gì và cần những kỹ năng như thế nào

Có thể bạn quan tâm!
BTS là gì? Cẩm nang cung cấp tất tần tật thông tin về BTS
BTS là gì? Cẩm nang cung cấp tất tần tật thông tin về BTS

Với những từ ngữ có cách viết bài, bao gồm sự cấu thành của nhiều tiếng khác nhau, người viết có xu hướng viết tắt, chỉ giữ lại những chữ cái đầu tiên. BTS là một từ như vậy. Thực chất, BTS là gì? Chúng được sử dụng trong những lĩnh vực nào trong cuộc sống hiện nay?

Hàng like new là gì? Bí quyết mua hàng like new chất lượng tốt
Hàng like new là gì? Bí quyết mua hàng like new chất lượng tốt

Với những tín đồ có sở thích săn hàng hiệu thì “like new” là một cụm từ khá quen thuộc. Mua hàng like new là một cách hữu ích để họ sử hữu những món đồ chất lượng với giá thành khá hời. Vậy hàng like new là gì? Mua hàng like new như thế nào?