Khái niệm Thread là gì? Thread được triển khai theo mấy loại?

Với những người tiếp xúc với công nghệ thông tin chắc chắn không quá xa lạ với Thread. Tuy nhiên đối với nhiều người thì từ ngữ này vẫn là một câu hỏi và cần lời giải đáp. Vậy Thread là gì? Chúng được triển khai theo những loại nào? Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin bổ ích về từ ngữ này nhé!

Thread là gì? Vòng đời của một thread

Để hiểu rõ hơn về từ ngữ này hãy cùng tìm hiểu một số thông tin sau:

Khái niệm

Thread được biết đến là một luồng, một đơn vị cơ bản trong CPU. Đây được xem như một tiến trình nhỏ được quản lý độc lập bởi một lập lịch. Hay nói một cách dễ hiểu thì luồng là luồng xử lý hệ thống. Thông thường tất cả các luồng trong một chương trình nhất định đều được chứa trong tiến trình một cách hợp lý.

moi-quan-he-giua-luong-va-process

Luồng được xem như một đơn vị xử lý nhỏ nhất của máy tính. Đặc biệt thread thường xuyên gắn liền với process (process tại đây được hiểu là một quá trình hoạt động)

Để hiểu rõ hơn bạn có thể hình dung như sau:

Khi truy cập vào bất kỳ một ứng dụng nào được cài đặt sẵn trên một chiếc máy tính, laptop. Thì Process sẽ chạy và ứng dụng dần dần được khởi tạo. Cùng với đó thread là một phần trong process bao gồm nhiều luồng và các luồng này có thể hoạt động song hành.

Có thể bạn quan tâm: Squad là gì? Bí quyết chơi Squad hiệu quả cho người mới bắt đầu

Vòng đời của một Thread (luồng)

Thường một vòng đời của luồng sẽ có 4 giai đoạn:

vong-doi-cua-mot-luong

  • New: Khi luồng mới được khởi tạo và chưa có các dữ liệu cũng chưa được chạy. Có thể hiểu đây là một luồng mới. Thông thường có thể dừng hoặc khởi tạo lại luồng thông qua việc nhấn Pause và Restart.
  • Runnable: Đây là giai đoạn luồng được cấp dữ liệu và đã có hiệu lực. Luồng lúc này có thể chạy được luôn hoặc được chuẩn bị chạy phụ thuộc vào hệ thống.
  • Waiting: Giống như cách dịch nghĩa của từ là “đợi”. Tại đây luồng đợi các luồng kế tiếp một cách vô thời hạn.
  • Dead: Kết thúc một vòng đời của luồng, tác vụ hoàn thành.

Phân loại thread (luồng)

Luồng thường được chia ra 2 loại cơ bản chính:

  • Single - Threaded (Đơn luồng)
  • Multi - threading (Đa luồng)

Tuy nhiên dựa vào chức năng thì mỗi luồng lại có những ưu, nhược điểm nhất định.

Single - Threaded

Thể hiện một ứng dụng nào đó nhận được nhiều lệch giống nhau trong cùng một khoảng thời gian.

Với luồng này thì thường thể hiện rõ nhất ở Cổng thông tin của sinh viên vào thời kỳ đăng ký tín chỉ. Lúc này màn hình thường xảy ra một tình trạng đó là loading. Bởi có quá nhiều sinh viên cùng đăng nhập vào hệ thống một lúc. Tuy nhiên luồng cho phép sinh viên truy cập được trong điều kiện trước đã đăng nhập, đăng ký thành công và thoát ra.

Multi - Threaded

Hầu hết các máy tính đều sử dụng các ứng dụng chạy process và mỗi process lại chạy các nguồn bên trong. Như việc kết nối máy in với máy tính, khi nhập lệnh in trong máy tính và ấn in, tài liệu sẽ được in ra, lúc này máy tính sẽ nhận file mới tải lên. Vì vậy việc đa luồng được ưa chuộng bởi sự tiện lợi trong nhiều luồng mang lại.

loi-ich-cua-da-luong

Thông thường khả năng đáp ứng của đa luồng rất được yêu thích. Đặc biệt là khi mà process tạm thời “bị hỏng”, lúc này các lệnh song song vẫn được khởi động và diễn ra.

Việc có đa luồng sẽ không làm gián đoạn quá trình. Mà tại thời điểm này chỉ cần load hoặc fix là lệnh hỏng các lệnh khác vẫn hoạt động.

Bên cạnh đó việc đa luồng diễn ra giúp chia sẻ tài nguyên giữa các luồng và tiết kiệm phần lớn chi phí và thời gian. Có thể nói đây là luồng được người dùng đông đảo và ở hầu hết các thiết bị công nghệ.

Ngoài những ưu điểm thì chúng cũng mắc phải nhược điểm là sự phức tạp của việc xử lý nhiều luồng thường tỉ lệ với số luồng. Người dùng thường xuyên theo dõi loại bỏ các luồng không hoạt động.

Có thể bạn quan tâm: Slide là gì? Một số thuật ngữ thường đi kèm với Slide bạn nên biết

Vai trò của thread trong hệ điều hành

Để có thể hiểu rõ và đi sâu hơn về thread là gì thì dưới đây là một số vai trò của luồng mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn.

Luồng có một mối liên quan mật thiết đến các tác vụ. Đặc biệt là khi bạn muốn thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc, thông qua luồng tác vụ có thể hoàn thành dễ dàng. Có thể kể đến khi nhập địa chỉ vào ô tìm kiếm tại Google map thì lúc này sẽ xuất hiện hai luồng. Một là tiếp nhận thông tin, hai là hoạt động tìm kiếm vị trí hoặc gần vị trí.  

Ngoài ra khi tải một ứng dụng thì thời gian chờ đợi ứng dụng tải xong và cài đặt. Lúc này sẽ có một lượng lớn luồn tham gia hoạt động.

Đặc biệt chúng còn có khả năng xử lý nhiều dữ liệu và tạo ra những trải nghiệm khá tốt cho người dùng.

Trên đây là một số thông tin về thread là gì mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên của ReviewAZ sẽ giúp bạn hiểu hơn về luồng và vai trò của luồng. Bên cạnh đó có thể ứng dụng nhiều hơn trong việc sử dụng

Có thể bạn quan tâm: Senior là gì? Những thông thú vị về Senior có thể bạn chưa biết

Có thể bạn quan tâm!
BTS là gì? Cẩm nang cung cấp tất tần tật thông tin về BTS
BTS là gì? Cẩm nang cung cấp tất tần tật thông tin về BTS

Với những từ ngữ có cách viết bài, bao gồm sự cấu thành của nhiều tiếng khác nhau, người viết có xu hướng viết tắt, chỉ giữ lại những chữ cái đầu tiên. BTS là một từ như vậy. Thực chất, BTS là gì? Chúng được sử dụng trong những lĩnh vực nào trong cuộc sống hiện nay?