FCA là gì? Có những trách nhiệm nào của các bên liên quan không?

Vận chuyển hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng trong ngành dịch vụ hiện nay. Trong quá trình vận chuyển sẽ cần đảm bảo nhiều yếu tố về hàng và giá cả. Đặc biệt điều kiện giao hàng đến người mua cũng cần phải đạt tiêu chuẩn. Hãy cùng tham khảo bài viết hôm nay để biết FCA là gì nhé.

FCA là gì?

FCA hay còn gọi là free carrier nghĩa  là điều kiện giao hàng cho người chuyên chở. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong việc vận chuyển hàng quốc tế giữa các quốc gia. Trong đó người bán phải chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa. Sau đó xếp tất cả hàng hóa lên thiết bị chuyên chở để vận chuyển.

Hình thức FCA

FCA được ứng dụng trong nhiều ngành như vận chuyển hàng hóa qua đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Ngoài ra nó cũng được ứng dụng trong vùng nội thủy địa bằng các hình thức kết hợp khác.

Sau khi người bán đã bàn giao hết toàn bộ số hàng có nghĩa là hàng đã được thông quan. Lúc này người mua phải có trách nhiệm vận chuyển và tìm đơn vị để di chuyển hàng hóa. Địa điểm để giao hàng lúc này có thể là cơ sở nơi người bán bàn giao hoặc nơi nhà xe vận tải vận chuyển hàng hóa.

Có thể bạn chưa biết: Kaizen là gì? Quy trình tiến hành Kaizen như thế nào?

Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng FCA

Công việc vận chuyển nội địa đặc biệt là quốc tế cần rất nhiều cam kết. Mỗi mặt hàng đều cần có hợp đồng đảm bảo được chất lượng hàng hóa trước và sau khi đã giao. Cụ thể những trách nhiệm mà người  bán và người mua cần biết trong hợp đồng fcs là:

Trách nhiệm cần có của FCA

Trách nhiệm của người bán

Người bán là người phải đảm bảo được chất lượng của mặt hàng trước khi giao đến đơn vị vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó đơn vị bán phải trả chi phí cho việc sản xuất, kiểm tra chất lượng nguồn hàng, đóng gói hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng. Phần hàng đó cũng cần được di chuyển đến một địa điểm cố định hoặc đã được chỉ định trước.

Người bán cũng là người sẽ chịu trách nhiệm làm việc với hải quan cùng các thủ tục có liên quan khác. Đặc biệt là giao hợp đồng với đơn vị vận chuyển để đảm bảo nguồn hàng tốt nhất.

Trách nhiệm của người mua

Sau khi nhận được hàng, người mua sẽ kiểm tra chất lượng hàng hóa. Song song với đó là người mua cần chịu trách nhiệm tìm và ký hợp đồng vận tải cho hàng được vận chuyển đến đúng địa chỉ.

Người mua cần lưu ý rằng, sau khi các thủ tục hải quan đã được hoàn tất, thì có nghĩa là người bán không còn chịu trách nhiệm về hàng hóa nữa. Lúc này người mua sẽ có trách nhiệm liên hệ với bên vận chuyển để đảm bảo tình trạng hàng.

Có thể bạn chưa biết: CIF là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng CIF

Điểm nổi bật của hình thức FCA là gì?

Ngoài hình thức vận chuyển FCA thì hiện nay còn có nhiều hình thức song hành khác như FOB hoặc EXW. Tuy nhiên FCA vẫn là kiểu vận chuyển được nhiều đơn vị sử dụng nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm xem FCA có những gì nổi bật nhé.

Ưu điểm của FCA

Thích hợp với hàng hóa chứa trong container

Hàng hóa chứa trong container là đặc trưng của ngành vận tải hiện nay. Nhưng có rất nhiều hình thức không thích hợp cho loại hàng hóa này chẳng hạn như fob. Trong khi đó FCA được chấp thuận vận chuyển những loại hàng trong container.

Người mua và người bán sẽ thỏa thuận trước với nhau. Sau đó xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển do người bán cung cấp. Tất cả hàng hóa sẽ được đảm bảo đến tận tay người mua. Nó còn hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình di chuyển.

Người mua không cần chịu trách nhiệm thông quan cho hàng hóa

Ưu điểm này FCA vượt trội hơn hình thức EXW. Nhờ vào việc người mua không cần chịu trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa nên chi phí trở nên đỡ tốn kém hơn. Đặc biệt là không gây mất quá nhiều thời gian khi vận chuyển. Người bán chỉ việc xếp hàng lên rồi thông quan cho người mua. Chi phí giao hàng và vận chuyển cũng ở mức độ vừa phải.

Bất lợi của FCA là gì?

Phần bất lợi mà FCA mang lại cũng không quá nhiều. Tuy nhiên bạn đọc cũng nên nắm rõ để có thể hạn chế được rủi ro nhất.

  • Người mua hàng cần phải có thiện chí trong việc cung cấp chính xác nhất địa điểm thật sự của lô hàng.
  • Sau khi trách nhiệm của người bán chấm dứt thì việc bàn giao tài liệu cũng như đơn hàng cho người mua phải diễn ra khá phức tạp.
  • Nếu hợp đồng không được ký kết ban đầu, sẽ dễ có những rủi ro không đáng có.

Bài viết trên là những thông tin để giải đáp cho thắc mắc FCA là gì. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm trong vận chuyển hàng hóa. Hãy theo dõi thêm các thuật ngữ mới tại website ReviewAZ nhé.

Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?

Có thể bạn quan tâm!
Wireframe là gì? Cách tạo lập một Wireframe hiệu quả mà bạn nên biết
Wireframe là gì? Cách tạo lập một Wireframe hiệu quả mà bạn nên biết

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các trang web của mọi người khá lớn. Kéo theo đó, nhu cầu tạo lập chúng lại càng cao. Để tạo lập một website có rất nhiều cách. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm vững các yêu cầu liên quan. Một trong số đó là Wireframe. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn thông tin về Wireframe là gì?