Hỏi đáp 1 tuần trước

GRDP là gì? Phương pháp tính giá trị GRDP theo nhiều góc độ

Trong lĩnh vực kinh tế, GRDP là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều dưới hình thức các báo cáo tài chính. Nó đem lại ý nghĩa tượng trưng cho tình hình tăng trưởng kinh tế của một tỉnh. Vậy GRDP là gì? Cách tính GRDP như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu kĩ hơn nhé

GRDP là gì?

GRDP là tên viết tắt của từ Gross Regional Domestic Product - tổng số sản phẩm trên địa bàn. Đây là một khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế, được sử dụng để thống kê đo lường quy mô hoạt động của nền kinh tế trong khu vực. Nó được sử dụng nhằm khái quát một cách đầy đủ những kết quả sau cùng của tất cả đơn vị trong tỉnh trong vòng 1 năm.

tong-san-pham-duoc-tong-ket-theo-chu-ky-1-nam

GRDP là công cụ thể hiện mối liên hệ của các quá trình phân phối thu nhập, sử dụng hàng hóa  và dịch vụ trong quy trình sản xuất. Nó sẽ bao gồm 3 lĩnh vực chính như sau

  • Công nghiệp: điện, nước, xây dựng, sản xuất và khai thác
  • Nông - lâm - ngư nghiệp
  • Dịch vụ: giao thông vận tải, thương mại, bất động sản, tài chính, lưu trữ, truyền thông, quyền sở hữu bất động sản của chính phủ tư nhân

GRDP được xem là một chỉ tiêu chính xác nhất nhằm giúp các nhà quản lý đánh giá được sự biến động cơ cấu kinh tế của các nhóm ngành. Kèm theo đó là so sánh đánh giá tốc độ tăng trưởng giữa các địa phương với nhau. Từ đó, có những chính sách, kế hoạch điều chỉnh thích hợp nhất nhằm tạo sự phát triển đồng đều giữa các tỉnh.

Có thể bạn chưa biết: ETD là gì? Những thông tin thú vị nhất về ETD có thể bạn chưa biết

Phương pháp tính giá trị GRDP

Thông thường, tổng số sản phẩm trên địa bàn sẽ được đánh giá dưới 3 góc độ riêng biệt. Kèm theo đó, chúng ta cũng sẽ có 3 cách tính khác nhau

Theo nhu cầu sử dụng

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo nhu cầu sử dụng được xem là tổng cầu của nền kinh tế. Giá trị này sẽ bao gồm: Tích lũy tài sản, chi tiêu cuối cùng của cơ quan , hộ gia đình, chênh lệch giá trị xuất khẩu giữa hàng hóa và dịch vụ

Công thức tính: G = C + R + I + ( X - M )

Trong đó:

  • G: Tổng sản phẩm trên địa bàn
  • C: Chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình
  • R: Tổng giá trị chi tiêu của cả hệ thống nhà nước và chính phủ
  • I: tài sản đầu tư hoặc tích lũy của chủ đơn vị kinh doanh
  • X: Tổng giá trị xuất khẩu ròng
  • M: Tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu

Với công thức này, chúng ta có thể thấy các yếu tố sử dụng hầu hết đều nhằm vào các khoản chi tiêu. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì có khá nhiều khoản chi tiêu ngầm không được công khai. Vì vậy giá trị GRDP này chỉ mang tính chất tương đối và khá dễ bị làm giả số liệu

Theo góc độ thu nhập

Phương pháp tính này sẽ phụ thuộc vào thu nhập của từng hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống và làm việc tại địa phương. Tổng sản phẩm theo thu nhập bao gồm thuế sản xuất, thu nhập của người lao động, giá trị thặng dư sản xuất và khấu trừ đi tài sản sử dụng trong sản xuất.

Công thức tính: G = I + T + A + S

Trong đó

  • G: Tổng sản phẩm trên địa bàn
  • I: Thuế sản xuất, đã trừ đi giá trị sản phẩm trợ cấp cho quy trình sản xuất
  • T: Thu nhập của người thực hiện hoạt động sản xuất. Giá trị này có thế tính bằng cả hiện vật lẫn tiền mặt
  • A: Khấu hao tất cả tài sản đã dùng trong quá trình sản xuất
  • S: Thặng dư sản xuất hoặc tổng số thu nhập hỗn hợp

Dưới góc độ tổng thể, thu nhập của một người lao động thông thường có khá nhiều biến động và rất khó để đưa ra số liệu cố định. Đặc biệt là với các lao động thuộc hoạt động nông nghiệp cá nhân. Vì vậy, GRDP theo thu nhập chỉ mang tính chất tham khảo

Theo phương pháp sản xuất

GRDP được tính bằng tổng giá trị sản xuất của tất cả ngành nghề, dịch vụ trừ đi chi phí trung gian kèm theo thuế sản phẩm.

Công thức tính: G = VA - S + T

Trong đó

  • G: Tổng sản phẩm trên địa bàn
  • VA: tổng số giá trị tăng lên của tất cả các ngành nghề và dịch vụ
  • T: Tổng số thuế nhập khẩu vào tỉnh hoặc thành phố
  • S: Trợ cấp sản phẩm sản xuất trong tỉnh hoặc thành phố

uu-diem-cua-cach-tinh-tong-san-pham-tren-dia-ban

Đối với ngành công nghiệp sản xuất thì 3 giá trị trên à các yếu tố bắt buộc phải có. Thêm vào đó, các giá trị này trong thống kê hầu như đều mang tính chính xác tuyệt đối. Vì vậy, giá trị GRDP tổng thể theo góc độ này cũng được xem là chính xác nhất

Theo giá so sánh

Chỉ tiêu sản phẩm trên địa bàn là một giá trị tổng thể, không thể dùng để phân tích thành các yếu tố lượng giá được. Do đó, GRDP còn được tính bằng chênh lệch giá sản phẩm của quy trình sản xuất

Công thức tính: G = A - B

Trong đó

  • G: Tổng sản phẩm trên địa bàn
  • A: Tổng giá trị sản phẩm sản xuất theo mức giá so sánh
  • B: Mức giá trung gian theo giá so sánh

GRDP theo giá so sánh thường chỉ được áp dụng trong trường hợp báo cáo bị thiếu các số liệu thống kê thực tế. Do đó, tất nhiên giá trị này cũng nhằm giúp người quản lý đưa ra một giá trị phán đoán tổng thể chứ hoàn toàn không thể thay thế GRDP truyền thống

Có thể bạn chưa biết: Kim ngạch là gì? Tìm hiểu về kim ngạch xuất - nhập khẩu nước ta hiện nay

Giá trị GRDP lại những ưu điểm gì?

Xét về tổng thể GRDP có những đặc điểm khác tương tự với GDP. Chúng đều là những chỉ số phản ánh mức độ tăng giảm của nền kinh tế địa bàn trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng tổng sản phẩm còn đem lại một số lợi ích tuyệt vời mà GDP khó có thể làm được

tong-san-pham-san-xuat-duoc-dung-trong-bao-cao-tai-chinh

  • Độ chính xác khá cao, rất ít khi bị sai sót hoặc trùng lặp kết quả giữa các đơn vị
  • Có nhiều cách tính, hạn chế việc bỏ trống giá trị trong những trường hợp thiếu số liệu
  • Đạt chuẩn quy định chung của tổ chức Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực thống kê tài chính quốc gia
  • Thể hiện một cách chân thực nhất tốc độ tăng trưởng của từng ngành nghề riêng biệt
  • Khắc phục được tình trạng chênh lệch giá trị tính toán của hệ thống kế tán trung ương và địa phương.
  • Tất cả những số liệu công bố ra đều xuất phát từ một đầu mối chung. Do đó, tính đồng bộ số liệu cũng cực kì cao

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc GRDP là gì cũng như một số thông tin tổng quan về chỉ số này trong nền kinh tế nước ta. Hy vọng những thông tin của ReviewAZ sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức trong lĩnh vực này

Có thể bạn chưa biết: LC là gì? Điều kiện để mở LC trong xuất nhập khẩu là gì?

image

Tác giả: Nguyễn Thảo Vi

Đăng ngày: 10/12/24

Có thể bạn quan tâm!

Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?

Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?

Trong lĩnh vực kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần phải chú ý đến hàng hóa cung ứng. Đây được coi là nguồn thu nhập...

Chữ ký số là gì? Ưu điểm khi sử dụng chữ ký số có thể bạn chưa biết

Chữ ký số là gì? Ưu điểm khi sử dụng chữ ký số có thể bạn chưa biết

Chữ ký số đã ra đời giúp đáp ứng nhu cầu trên cho nhiều cá nhân, tổ chức. Vậy chữ ký số là gì? Cách...

POP UP là gì? POP UP có nghĩa như thế nào đối với những website

POP UP là gì? POP UP có nghĩa như thế nào đối với những website

Hiện nay, có rất nhiều hình thức quảng cáo được các công ty áp dụng nhằm tăng doanh thu sản phẩm. Một trong số đó...

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Tìm hiểu về cách thức thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Tìm hiểu về cách thức thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức kinh doanh được khá nhiều người lựa chọn. Hãy cùng ReviewAZ tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân...

Giải nghĩa Account for là gì và các trường hợp sử dụng cụ thể

Giải nghĩa Account for là gì và các trường hợp sử dụng cụ thể

account for- một trong những cụm động từ giúp câu nói trở nên gần gũi như người bản xứ. Vậy Account for là gì và...

Amater là gì? Người amater có những biểu hiện gì?

Amater là gì? Người amater có những biểu hiện gì?

Amater được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc trên các trang mạng xã hội. Từ này có nguồn gốc từ nước Pháp. Vì...