Hỏi đáp 1 tuần trước

Partner là gì? Ý nghĩa của partner trong lĩnh vực kinh doanh

Xu thế kinh tế nước ta hiện nay đang đi trên con đường hội nhập và phát triển. Các doanh nghiệp cũng có xu hướng đi tìm cho mình những nguồn lực mới, những partner để cùng hỗ trợ trong kinh doanh. Vậy partner là gì? Lựa chọn partner như thế nào là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên

Partner là gì?

Partner là một từ tiếng Anh mang ý nghĩa là người hợp tác, đối tác. Khi dùng trong những câu nói chỉ mối quan hệ bạn bè, người thân,...partner vẫn tạm được chấp nhận. Tuy nhiên, từ này chủ yếu vẫn là dành để sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh với cách gọi đầy đủ là business partner ( BP)

Partner là cách nói về mối quan hệ hợp tác của 2 hoặc một nhóm người trong một hoạt động nghiên cứu, đầu tư nào đó nhằm sinh lời.

cac-doanh-nghiep-hien-nay-deu-co-xu-huong-tim-partner

Đối tác kinh doanh thông thường sẽ được chia thành 2 dạng

  • Đối tác có quan hệ chung: là những người sở hữu một phần vốn/ cổ phần trong công ty. Đối tác quan hệ chung sẽ có nghĩa vụ hỗ trợ điều hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với đó, họ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay hay các trách nhiệm pháp lý khác.
  • Đối tác có quan hệ hạn chế: là những người góp vốn đầu tư vào công việc kinh doanh ( nhà đầu tư). Họ không có quyền được can thiệp vào việc điều hành, quản lý doanh nghiệp. Và đồng thời, họ cũng không liên quan đến việc chịu trách nhiệm pháp lý

Ngoài ra, người ta còn phân chia BP thành nhiều công việc theo từng chuyên ngành như

  • HRBP - Human Resources Business Partner: đối tác kinh doanh nhân sự
  • FBP - Finance Business Partner: đối tác kinh doanh tài chính
  • TABP - Talent Acquisition Business Partner: đối tác tuyển dụng nhân sự

Có thể bạn chưa biết: Giải đáp thắc mắc: ERP là gì và có những vai trò gì cho công ty của bạn

Lựa chọn partner trong kinh doanh theo các tiêu chí như thế nào?

Trong hệ thống kinh tế nước ta hiện nay, hầu hết các mô hình doanh nghiệp đều tiến hành theo kiểu hợp tác kinh doanh. Đây là cách để thu hút được nhiều nguồn lực và giảm gánh nặng cho đầu tư. Và muốn chọn được một partner tốt, bạn có thể lựa chọn theo các bước như sau

Xác định mục tiêu của 2 bên

Trong quy trình chọn lựa đối tác, mục tiêu hoạt động lúc nào cũng là yếu tố phải được đặt lên đầu tiên. 2 bên muốn quá trình hợp tác được diễn ra thuận lợi thì buộc phải có chung mục tiêu, chung hướng đi.

nhung-quyet-dinh-quan-trong-trong-quan-he-hop-tac

Ví dụ: 2 bên A và B có nhu cầu hợp tác với nhau, bên A có mục tiêu phát triển thị trường trong nước, bên B lại mong muốn vươn ra thị trường nước ngoài. Vậy chắc chắn quá trình hợp tác của 2 đơn vị sẽ có mâu thuẫn về chiến lược, về hướng phát triển. Từ đó, dẫn đến thất bại trong hợp tác và gây tiêu tốn nguồn vốn đã đầu tư

Xây dựng tiêu chí chọn lựa

Mỗi doanh nghiệp khi đi tìm người hợp tác cần biết rõ những khuyết điểm của mình. Và từ đó tiến hành chọn lựa đối tác để bù đắp vào những  thiếu sót đó theo các tiêu chí như

  • Tầm nhìn và hướng đi trong tương lai
  • Văn hóa kinh doanh của 2 bên
  • Hoạt động hiện tại
  • Nguồn vốn có thể bỏ ra
  • Tình hình tài chính hiện tại
  • Những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành hợp tác

Đánh giá tiềm lực đối tác

Thông qua quá trình chọn lọc và tìm kiếm, bạn đã tìm được một số đối tác tiềm năng. Và việc tiếp theo sau đó sẽ là tiến hành phân tích từng ứng viên, đánh giá tiềm lực phát triển theo các chỉ tiêu như

  • Mức độ phù hợp, khả năng tương tác, thích ứng của họ đối với doanh nghiệp của bạn là bao nhiêu?
  • Đối tác có những thế mạnh có thể bổ sung cho bạn được không?
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của đối phương là gì? Bạn có thể kiểm soát được không? Phải mất bao lâu để bạn kiểm soát được hết các vấn đề này?
  • Nguồn lực mà họ góp vào sẽ giải quyết được bao nhiêu phần trăm vấn đề bạn đang đặt ra?

Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?

Những quyết định không thể thiếu trong quan hệ partner

Thành lập một mối quan hệ business partner là quyết định mang tính chất quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, cần hết sức thận trọng trong từng khâu đàm phán

de-hop-tac-duoc-thuan-loi-thi-dieu-kien-tien-quyet-la-co-cung-muc-tieu

Chia quyền sở hữu

Đây là vấn đề đầu tiên cần phải xác định trước khi bắt tay thành lập mối quan hệ partner. 2 bên phải phân chia rõ quyền sở hữu tài sản/ cổ phần công ty ra sao. Ví dụ, người bỏ vốn nhiều sẽ được quyền sở hữu số tài sản theo tỷ lệ thuận. Và chắc chắn tỷ lệ phân chia này phải dựa trên nguyên tắc công bằng, có sự đồng ý từ hai bên để tránh những mâu thuẫn sau này

Phân công quyền quyết định

Tương tự như quyền sở hữu tài sản, 2 bên đối tác cũng dựa vào đó để phân chia quyền quyết định các vấn đề chung trong kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp rất hạn chế việc chia quyền quyết định và tài sản theo tỷ lệ 50 : 50. Mục đích là để tránh những bất đồng ý kiến không quyết định được. Vì vậy, họ sẽ dành 1 phần chênh lệch này cho bên thứ 3 nhằm cân bằng mối quan hệ.

Giá mua lại cổ phần

Sau quá trình hợp tác, nếu 1 trong 2 bên không có ý định kinh doanh nữa và muốn rút tiền, vậy họ sẽ phải bán lại cổ phần. Việc định giá số cổ phần bán lại sẽ được thực hiện bởi bên thứ 3 đã nêu ở phần trên hoặc bởi các công ty thẩm định giá.

Thời gian thanh toán tiền

Sau khi quyết định rút vốn và định xong giá mua lại, 2 bên sẽ tiến hành quyết định thời gian thanh toán. Thông thường, số tiền sẽ được chia ra thành nhiều đợt nhỏ và trả trong vòng 3, 5 thậm chí là 7 năm. Cách chia nhỏ dòng tiền này nhằm mục đích hạn chế gây khủng hoảng dòng tiền cho doanh nghiệp

so-tien-mua-lai-co-phan-se-duoc-chia-thanh-nhieu-dot

Tất cả những quyết định này chắc chắn phải được quy định rõ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây chính là cơ sở pháp lý trong phân chia quyền lợi, nhiệm vụ cũng như người chịu trách nhiệm giữa các bên đối tác

Hy vọng với những thông tin về " partner là gì" trên đây, ReviewAZ đã giúp bạn có thêm 1 số kiến thức trong quản lý doanh nghiệp. Và đừng quên theo dõi Website của chúng tôi thường xuyên để tìm đọc những bài viết khác nhé

Có thể bạn chưa biết: MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức

image

Tác giả: Nguyễn Thảo Vi

Đăng ngày: 10/12/24

Có thể bạn quan tâm!

IPO là gì? Điều kiện để IPO như thế nào?

IPO là gì? Điều kiện để IPO như thế nào?

Các công ty và doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn và tiến hành IPO trên thị trường chứng khoán. Vậy IPO là...

0972 là mạng gì? Chúng mang đến nghĩa gì đặc biệt?

0972 là mạng gì? Chúng mang đến nghĩa gì đặc biệt?

0972 chắc chắn là một trong những đầu số quen thuộc với những người sử dụng điện thoại. Vậy đầu mạng 0972 là mạng gì?

Mã số thuế tiếng Anh là gì? Quy định về việc cấp mã số thuế

Mã số thuế tiếng Anh là gì? Quy định về việc cấp mã số thuế

Mã số thuế là một thông tin vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải biết trước khi hoạt động. Vậy mã số...

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu như thế nào? Ý nghĩa của doanh thu

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu như thế nào? Ý nghĩa của doanh thu

Trong kinh doanh, doanh thu chính là mục tiêu chính để định hướng đến của mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp.Cùng ReviewAZ tìm hiểu về...

Bọc răng sứ là gì? Quy trình bọc răng sứ như thế nào đúng chuẩn?

Bọc răng sứ là gì? Quy trình bọc răng sứ như thế nào đúng chuẩn?

Với nhu cầu làm đẹp ngày càng lớn của con người hiện nay thì nhiều phương pháp làm đẹp đã ra đời nhằm đáp ứng...

Cấp số nhân là gì? Định nghĩa, công thức và bài tập ứng dụng

Cấp số nhân là gì? Định nghĩa, công thức và bài tập ứng dụng

Kiến thức về cấp số nhân đã được học cách đây khá lâu khiến bạn quên mất về nó. Vậy cùng ôn lại kiến thức,...