Hỏi đáp 3 tuần trước

Sinh thiết là gì? Có rủi ro sau khi xét nghiệm sinh thiết không?

Sinh thiết là một thuật ngữ thuộc ngành y học. Đây là một thí nghiệm lấy mẫu nhỏ mô để chẩn đoán bệnh. Cụ thể thì sinh thiết là gì? Chọc sinh thiết có mất nhiều tiền không và khi nào thì sẽ phải làm thí nghiệm này? Bài viết dưới đây ReviewAZ sẽ giải đáp hết những thắc mắc đó cho bạn nhé.

Sinh thiết là xét nghiệm gì?

Sinh thiết được xem như là một thủ thuật y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ trong cơ thể của bệnh nhân. Sau đó thì tiến hành kiểm tra phần mẫu mô đó dưới kính hiển vi để cho ra kết quả.

Sinh thiết là gì

Phương thức sinh thiết được tiến hành phổ biến trong nhiều bệnh viện đối với nhiều bệnh nhân khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn thì xét nghiệm sinh thiết tức là xét nghiệm sinh thiết của tế bào. Đó có thể là một mẫu nhỏ ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bạn. Chẳng hạn như da, nội tạng, hoặc một vài cấu trúc khác. Xét nghiệm sinh thiết thường sẽ phức tạp hơn chụp x-quang hay xét nghiệm máu.

Có thể bạn chưa biết:  Anti Hbs là gì? Mục đích của việc xét nghiệm Anti Hbs?

Xét nghiệm sinh thiết bao gồm những loại nào?

Như đã nói ở phần trên thì bác sĩ sẽ có thể lấy một mẫu mô tế bào nào đó ở trên cơ thể bạn. Sinh thiết được tiến hành bằng cách luôn chiếc kim dài chuyên dụng xuyên qua phần gan, thận, hoặc khối u bất thường để lấy mô. Dưới đây là một số loại sinh thiết phổ biến mà bạn đọc nên biết.

Kỹ thuật chọc sinh thiết
 

Sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương tức là lấy mẫu và khảo sát tủy xương - mô xốp bên trong các xương lớn. Nó sẽ có tác dụng cho biết rằng xương có khỏe mạnh và có thể sản sinh ra đủ số lượng tế bào máu hay không? Khi tiến hành sinh thiết bác sĩ sẽ lấy phần mô đặc. Còn khi chọc vào tủy xương, thì sẽ lấy phần dịch lỏng. Phương pháp sinh thiết tủy xương được áp dụng ở nhiều tình trạng khác nhau như sốt không rõ nguyên nhân, ung thư máu hoặc tủy xương,...

Sinh thiết da

Sinh thiết da là thủ thuật khá đơn giản khi lấy mẫu mô của tế bào. Chỉ cần một mảng da có kích thước từ 2-5mm là có thể tiến hành thực hiện. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để bấm một mẫu da sau đó thì khâu lại. Phương pháp này dùng để chẩn đoán các bệnh có liên quan đến da như ung thư da. Đối tượng thực hiện thường là người bị tổn thương về da và niêm mạc.

Sinh thiết nội soi

Đây là một trong những kiểu sinh thiết được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này sẽ được tiến hành bằng cách dùng ống nội soi có gắn đèn và camera di qua miệng. Tiếp tục cho xuống sâu dưới thực quản dạ dày để quan sát  những tổn thương của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được tiến hành sinh thiết nội soi khi có nghi ngờ mắc ung thư,  hoặc để chẩn đoán bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Approved là gì? Ý nghĩa thường gặp trong các lĩnh vực khác nhau

Quá trình xét nghiệm sinh thiết được tiến hành như thế nào?

Ngoài quan tâm đến vấn đề sinh thiết là gì, thì nhiều người vẫn đang thắc mắc trong việc quá trình này sẽ được thực hiện như thế nào? Thông thường một quy trình xét nghiệm sinh thiết sẽ được tiến hành như sau:

Cách tiến hành sinh thiết

Chuẩn bị

Bước chuẩn bị này cũng vô cùng quan trọng để giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn. Bệnh nhân cần lưu ý những điểm như sau:

  • Kiêng một số loại thuốc hoặc thức ăn trước khi thời gian xét nghiệm sinh thiết một ngày.
  • Không ăn uống gì trước khi xét nghiệm sinh thiết vài tiếng.
  • Cần tiến hành xét nghiệm máu để xem có bị dị ứng gì với các chất liên quan trong quá trình sinh thiết hay không?

Trong quá trình xét nghiệm

Bước xét nghiệm không mất nhiều thời gian, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở bộ phận cần lấy sinh thiết cho bệnh nhân để không phải chịu đau đớn. Còn nếu cần phải cắt bỏ hết khối y bất thường thì sẽ gây tê toàn thân.

Sau khi xét nghiệm

Sau khi đã hoàn thiện phần lấy mẫu mô thì bệnh nhân sẽ được giữ lại và theo dõi tình trạng sức khỏe trong một thời gian nhất định. Cần đảm bảo bệnh nhân không bị chảy máu ở phần cơ quan nội tạng đã được lấy mẫu. Có khá nhiều trường hợp sau khi lấy sinh thiết sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác nữa.

Hầu hết các loại sinh thiết đều được tiến hành theo các bước trên để đảm bảo được trình tự y khoa cũng như kết quả chính xác nhất. Vì thế tốt hơn hết các bệnh nhân nên tiến hành lấy sinh thiết ở những cơ sở y tế lớn và uy tín.

Khi nào cần lấy mẫu sinh thiết

Sinh thiết được tiến hành khi bác sĩ yêu cầu thực hiện. Bởi quá trình này cần được đảm bảo đúng yêu cầu cũng như trình tự của nó. Thông thường sau khi khám sàng lọc bệnh lý của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán về bệnh.

Sinh thiết được tiến hành để có chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Sau đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định tiến hành thực hiện lấy mẫu sinh thiết. Chẳng hạn như bệnh nhân có chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp thì sẽ tiến hành thực hiện sinh thiết tuyến giáp. Việc phẫu thuật này sẽ giúp bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân gây nên bệnh. Với các khối u bất thường thì phương pháp xét nghiệm lấy mẫu sinh thiết cũng rất cần thiết.

Xét nghiệm sinh thiết có nguy hiểm không?

Sinh thiết được xem là một phương pháp y tế an toàn và ít rủi ro nhất. Ngoài ra nó còn được thực hiện nhanh chóng không mất nhiều thời gian hồi phục sau khi xét nghiệm. Kết quả sinh thiết còn cần phải có để giúp bác sĩ có sự chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.

Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý về vấn đề sức khỏe, theo dõi tình trạng cơ thể sau khi xét nghiệm. Bởi vì vẫn có những trường hợp bị nhiễm trùng nhỏ sau khi phần cơ thể đó bị tác động. Chẳng hạn như chảy máu ở các vùng lân cận; nhiễm trùng nhỏ gây tổn thương cấu trúc xung quanh tuyến giáp.

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi sinh thiết là gì. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm những kiến thức mới về y khoa. Hãy tiếp tục theo dõi thêm nhiều thuật ngữ nữa trên website nhé.

Có thể bạn chưa biết: AFB là gì? Đối tượng nào phải tiến hành xét nghiệm?

image

Tác giả: Review AZ

Đăng ngày: 10/03/25

Có thể bạn quan tâm!

Đau thần kinh tọa là gì? Cần làm gì để hạn chế đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa là gì? Cần làm gì để hạn chế đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa là một bệnh lý phổ biến, nhiều người gặp phải bao gồm cả các bạn trẻ. Tình trạng này ảnh hưởng...

Coo là gì? Những thông tin thú vị về coo không phải ai cũng biết

Coo là gì? Những thông tin thú vị về coo không phải ai cũng biết

Chắc chắn rằng nhiều người trẻ đã quen thuộc với cụm từ chief operating officer hay từ viết tắt là coo. Song không phải ai...

MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức

MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức

Trong quá trình hợp tác, thỏa thuận, ký hợp đồng lâu dài để cùng phát triển, MOU là một giai đoạn không thể thiếu. Tuy...

Be là gì? Cách sử dụng be trong tiếng Anh như thế nào thì phù hợp?

Be là gì? Cách sử dụng be trong tiếng Anh như thế nào thì phù hợp?

Hiện nay, vấn đề sử dụng từ viết tắt từ tiếng Anh để biểu đạt ý nghĩa không còn quá xa lạ. Tuy nhiên không...

Aluminum là gì và ứng dụng thực tế như thế nào?

Aluminum là gì và ứng dụng thực tế như thế nào?

Aluminum là vật liệu được sử dụng rất rộng rãi, nếu bạn đang thắc mắc Aluminum là gì và cách sử dụng ra sao thì...

Đường phèn là gì? Đường phèn có tốt cho sức khỏe không?

Đường phèn là gì? Đường phèn có tốt cho sức khỏe không?

Đường phèn là một trong những thực phẩm cần có trong các món ăn. Vậy bạn có biết đường phèn là gì và có tác...