Hỏi đáp 3 tuần trước

Công thức tính chu vi hình tròn và các ví dụ về tính chu vi hình tròn

Cách tính chu vi hình tròn là một một kiến thức cơ bản ai cũng cần nắm vững. Trong chương trình giảng dạy toán hình học lớp 5 đã có nội dung công thức này. Bạn cần ghi nhớ để áp dụng vào trong suốt quá trình học tập và công việc sau này. Bài viết dưới đây của ReviewAZ chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách tính chu vi hình tròn và một số bài tập ví dụ cơ bản nhất. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Tìm hiểu một số khái niệm về hình tròn?

Để biết cách tính và ghi nhớ chính xác về chu vi hình tròn trước hết bạn cần nắm bắt được một số khái niệm liên quan đến hình tròn. Cụ thể các khái niệm sau đây:

Hình tròn là gì?

Hình tròn là hình bao gồm đường tròn và tập hợp các điểm nằm trên và trong đường đường tròn đó.

Đường tròn là gì?

Đường tròn tâm O bán kính R là tập hợp những điểm cách tâm O một khoảng bằng R. Kí hiệu: (O;R)

Tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến hình tròn

Đường kính là gì?

Đường kính là đoạn thẳng dài nhất đi qua tâm O của hình tròn. Đường tahwrng này chia hình tròn thành 2 nửa bằng nhau.

Bán kính là gì?

Bán kính là khoảng cách từ tâm O đến đường kính. Độ dài bán kính bằng một nửa đường kính.

Có thể bạn quan tâm: Cấp số nhân là gì? Định nghĩa, công thức và bài tập ứng dụng

Công thức tính chu vi hình tròn

Chu vi hình tròn là gì?

Chu vi hình tròn chính là độ dài của đường tròn giới hạn của hình tròn đó.

Công thức tính chu vi hình tròn khá đơn giản, dễ hiểu. Nếu bạn chưa biết hay đã quên thì hãy tham khảo ngay công thức tính chu vi dưới đây:

C= D×π=2R ×π

Trong đó:

C là chu vi hình tròn

D là đường kính hình tròn

R là bán kính hình tròn

π là hằng số (=3,14)

Công thức tính chu vi hình tròn là gì

Ví dụ: Tính chu vi hình tròn (O;R) biết bán kính R=3cm

Giải:

Chu vi hình tròn (O;R) cần tìm là:

C=2R ×π=2×3×3,14= 18,84 (cm)

Đáp số: 18,84 cm

Qua công thức trên có thể biết được để tính chu vi hình tròn thì chúng ta cần biết được độ dài đường kính của hình tròn đó.

Sau đây là một số cách tính đường kính hình tròn cơ bản mà bạn nên biết:

  • Nếu giả thiết cho biết bán kính đường tròn, muốn tính được đường kính chỉ cần nhân đôi bán kính.

Công thức: D=2R

  • Nếu biết diện tích hình tròn, đường kính được tính theo công thức

Công thức: 2√(S/π)

  • Nếu giả thiết cho biết chu vi hình tròn, muốn tính đường kính hãy áp dụng công thức.

Công thức: D=C/π

Có thể bạn quan tâm: Thừa số là gì? Làm sao để phân tích một số thành các thừa số nguyên tố

Một số bài tập ví dụ cơ bản về cách tính chu vi hình tròn

Để bạn có thể rèn luyện thành thạo cách tính chu vi hình tròn hãy thực hành một số bài tập ví dụ liên quan đến chi vi đường tròn sau đây:

Bài toán 1: Một bánh xe ô tô có đường kính D= 10cm. Hãy tính bán kính và chu vi bánh xe ô tô đó là bao nhiêu?

Giải:

Bán kính bánh xe ô tô là:

R=10:2=5( cm)

Chu vi bánh xe ôtô là:

C= D×π= 10×3,14= 31,4(cm)

Đáp số: 5cm và 31,4 cm

Bài toán 2: Một hình tròn có chu vi C= 94,2cm. Hãy tính bán kính và đường kính của hình tròn?

Giải:

Theo công thức tính chu vi hình tròn ta có:

C=2R×π

suy ra: R=C/2π

Vậy bán kính hình tròn đó là:

R=94,2/(2×3,14)=15(cm)

Đường kính hình tròn đó là:

D=15× 2=30 (cm)

Đáp số: 15cm và 30cm

Bài toán 3: Cho hình tròn tâm O, đường kính AB có độ dài 24cm. Tính chu vi đường tròn tâm O đường kính AB và đường tròn tâm N có đường kính OB.

Hình vẽ bài tập 3 tính chu vi hình tròn

Giải:

Chu vi hình tròn tâm O đường kính AB là:

C=AB×π =24×3,14=75,36(cm)

Bán kính đường tròn tâm O đường kính AB= Đường kính hình tròn tâm N đường kính OB là:

OB=AB/2=24/2=12 (cm)

Vậy chu vi hình tròn tâm N đường kính OB là:

C=12×π =12×3,14= 37,68 (cm)

Đáp số: 75,36 cm và 37,68cm

Hãy thực hành giải bài toán theo đề bài, áp dụng công thức đã cho sẵn trước ở trên sau đó đối chiếu kết quả bài giải. Có thể thay đổi số liệu đề bài để rèn luyện tính toán nhiều hơn. Trên đây là toàn bộ nội dung về cách tính chu vi hình tròn và một số bài tập ví dụ cơ bản. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc và người thân. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác hãy truy cập và website của chúng tôi và đừng quên bấm theo dõi nhé.

Có thể bạn quan tâm: MPa và Bar là gì? Tìm hiểu công thức 1 MPa = Bar

image

Tác giả: Duy Tân

Đăng ngày: 10/03/25

Có thể bạn quan tâm!

Arc là gì? Từ ngữ này thường được sử dụng trong những lĩnh vực nào?

Arc là gì? Từ ngữ này thường được sử dụng trong những lĩnh vực nào?

Bạn thường hay nghe hoặc nhìn thấy cụm từ Arc tại một số đồ vật và một số thông tin. Tuy nhiên Arc là gì?...

Sodium là gì? Một số thông tin chi tiết về Sodium.

Sodium là gì? Một số thông tin chi tiết về Sodium.

Trong các nguyên tố hóa học thì nguyên tố dồi dào trong nhóm kim loại kiềm phải kể đến là Sodium. Vậy Sodium là gì?...

Giải nghĩa Account for là gì và các trường hợp sử dụng cụ thể

Giải nghĩa Account for là gì và các trường hợp sử dụng cụ thể

account for- một trong những cụm động từ giúp câu nói trở nên gần gũi như người bản xứ. Vậy Account for là gì và...

Cầu thị là gì? Làm thế nào để thành người có đức tính cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để thành người có đức tính cầu thị

Một con người thành công luôn phải rèn luyện đức tính cầu thị để có sự hiểu biết rộng lớn. Vậy cầu thị là gì?...

CO2 là gì và có những ứng dụng thực tiễn như thế nào?

CO2 là gì và có những ứng dụng thực tiễn như thế nào?

Trái Đất tồn tại, phát triển nhờ rất nhiều những nhóm khí khác nhau. Chúng ta thở ra khí CO2 thường ngày, tuy nhiên không...

Packing list là gì? Nội dung nào cần có trên hóa đơn đóng gói hàng?

Packing list là gì? Nội dung nào cần có trên hóa đơn đóng gói hàng?

Trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa thì packing list là một thứ không thể thiếu. Nó là chứng từ để xác nhận số hàng...