Để phát triển một doanh nghiệp, công ty, cần rất nhiều giải pháp công nghệ hiện đại. Trong đó, hệ thống ERP nổi lên như một phần mềm đa chức năng, mang tới hiệu quả nhanh chóng và thông minh. Vậy ERP là gì? Vai trò của hệ thống này đối với những kế hoạch phát triển doanh nghiệp như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng đi trả lời tất cả những vấn đề trên nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Có thể với nhiều người, ERP vẫn còn thuộc khái niệm mới. Tuy nhiên nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị điều hành, thì ERP thực sự cần thiết và là trợ thủ đắc lực.
ERP là một thuật ngữ kinh tế, được viết tắt bởi từ Enterprise Resource Planning, nghĩa là hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp.
Từ khi xuất hiện, đây đã được coi là giải pháp quản lý đa chức năng, có thể hỗ trợ mọi phòng ban để thu thập, lưu trữ và phân tích toàn bộ dữ liệu kinh doanh. Với một hệ thống ERP đã được lập trình sẵn, bạn có thể lập kế hoạch sản phẩm, tính toán chi phí, lên kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, ERP còn lo các khâu cuối cùng như tiếp thị, cung cấp dịch vụ, phân phối sản phẩm và tiến hành thanh toán.
Đối với thế giới, hệ thống ERP đã được ứng dụng nhuần nhuyễn và gắn bó với sự phát triển của nhiều tập đoàn lớn.
ERP được dùng cho toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm cả các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, thế hệ ERP II đã ra đời, giúp hỗ trợ hợp tác giữa các công ty, thay vì chỉ quản lý nội bộ như ở thế hệ cũ.
Còn ở tại Việt Nam, ERP thay thế những phần mềm quản lý nhỏ lẻ khác. Các công ty đã sử dụng ERP nhằm thống nhất phần mềm quản lý, lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn và tiến hành trao đổi dữ liệu giữa các phòng ban với nhau.
Có thể bạn chưa biết: MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức
Để hoạt động hiệu quả và nhuần nhuyễn như vậy, ERP đã được thiết kế rất công phu và tỉ mỉ. Những thành phần bên trong một hệ thống đều có vai trò quan trọng, giúp đảm bảo ERP hoạt động chính xác và hiệu quả.
4 thành phần quan trọng nhất mà ERP có chính là
Kế toán và tài chính là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm nhiều yếu tố nhỏ lẻ hơn
Tiếp theo là thành phần cũng không kém phần quan trọng: khâu sản xuất, phân phối:
Điểm đặc biệt của ERP là tích hợp cả đơn vị kinh doanh bán hàng, từ khâu đầu tới khâu cuối:
Cuối cùng, hệ thống có thành phần quản lý sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?
Sau khi đã hiểu ERP là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về vai trò của hệ thống này.
Đây được coi như là một “phần mềm chống lưng” của doanh nghiệp, có thể nói tác dụng của ERP là vô cùng lớn. Đặc biệt khi ERP nâng cấp thêm nhiều phiên bản, với các tính năng thông minh, đã hỗ trợ doanh nghiệp quản lý, điều hành hiệu quả.
Một số vai trò mà ERP mang lại đó là
Thông tin của khách hàng là yếu tố trung tâm, giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn.
Toàn bộ dữ liệu của ERP đều nằm tập trung ở một nơi. Do đó, tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều có thể truy cập vào và xem thông tin khách hàng. Nếu là quản trị viên, bạn còn có thể thay đổi thông tin này. Khi nắm thông tin khách trong tay, bên cung cấp sản phẩm sẽ dễ dàng dựa vào đặc điểm, nhu cầu để đẩy mạnh doanh số bán hàng.
ERP là một công cụ tự động hóa, có thể hỗ trợ bạn tất cả 4 khâu trong quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, việc chỉ sử dụng một phần mềm duy nhất giúp quá trình sản xuất được nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí hơn và tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp cũng không cần một lượng nhân sự lớn để luân chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.
Hệ thống ERP có thể đóng vai trò kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ sản phẩm. Sau đó, hệ thống sẽ lên kế hoạch, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý theo tiến độ dự án.
ERP ở phiên bản nâng cao còn dễ dàng kiểm tra thế mạnh của từng nhân viên để gán họ vào các dự án tương ứng.
Toàn bộ thông tin kinh doanh đều có trong hệ thống ERP. Nhờ đó mà ERP dễ dàng nắm được trong kho có tổng bao nhiêu hàng, đã có bao nhiêu sản phẩm được tiêu thụ và số lượng còn lại.
Vì thế mà các công ty dễ dàng thực hiện điều phối, sắp xếp, quản lý lại kho hàng, chỉ nhập thêm hàng khi cần thiết.
Như vậy, hệ thống ERP trở thành một biện pháp quản lý vô cùng tiết kiệm, nhanh chóng, tối ưu mà mọi doanh nghiệp cần trang bị.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu được ERP là hệ thống như thế nào. Để tham khảo thêm các kiến thức mới khác, xin mời bạn cập nhật liên tục bài viết từ ReviewAZ. Đây là trang web chuyên cung cấp thông tin về mọi lĩnh vực trong đời sống uy tín và chất lượng hiện nay.
Có thể bạn chưa biết: M&A là gì? Có những hình thức M&A phổ biến nào hiện nay
Những người làm việc liên quan đến quá trình thanh toán trong xuất nhập khẩu chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với LC. Hình thức...
Trong số đó có cả âm đầu d và gi cũng hay có những việc nhầm lẫn. Đặc biệt là cách dùng từ dư giả...
Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, nhiều tiện ích trên thiết bị di động được ra đời. Trong bài...
Chắc chắn rằng nhiều người trẻ đã quen thuộc với cụm từ chief operating officer hay từ viết tắt là coo. Song không phải ai...
Để sử dụng hiệu quả Axit glutamic, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Một cẩm nang hoàn hảo cung cấp thông...
Với những người thường xuyên tham gia vào các khoản đầu tư chắc chắn không quá lạ với Due diligence. Tuy nhiên, đối với nhiều...