Để duy trì hoạt động và phát triển doanh nghiệp thì các hình thức đầu tư phải được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Trong số đó không thể bỏ qua phương thức tiềm năng nhất hiện nay chính là M&A- một xu hướng đầu tư mới, mang lại nhiều lợi ích rõ ràng cho doanh nghiệp. Vậy M&A là gì và được chia thành các nhóm như thế nào? ReviewAZ sẽ cùng bạn đi tìm kiếm câu trả lời ở ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
M&A là một thuật ngữ, được viết tắt bởi cụm từ Mergers và Acquisitions. Trong đó:
Nhìn chung, bên cạnh việc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, hình thức M&A được cho là sẽ tạo nên một làn sóng đầy tiềm năng, nhằm gia tăng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sau khi đã nắm được M&A là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu tới vai trò của hình thức này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cả thị trường trong và ngoài nước đều có thể thấy lợi ích to lớn do M&A mang lại, có thể kể tới như
Để xây dựng một hệ thống kinh doanh phát triển là một hành trình rất khó khăn đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là với những công ty nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, khó có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Vì thế M&A sẽ là một cơ hội tuyệt vời, giúp các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của nhau để mở rộng chi nhánh, có thêm các phòng giao dịch, dự án và tiếp cận được khách hàng tốt hơn.
Bên cạnh đó, M&A còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Với các nguồn lực sẵn có đã được xây dựng từ trước, các đơn vị tham gia M&A hoàn toàn có thể tiếp tục phát triển mà không cần thực hiện nhiều bước như khi xây dựng một doanh nghiệp mới.
Chi phí mặt bằng, chi phí nhân lực đều sẽ được giảm thiểu một cách tối đa. Với hình thức M&A, các công ty sẽ tạo ra sự thống nhất trong mọi khâu. Đây cũng là cơ hội để đơn vị thực hiện việc sàng lọc vị trí làm việc kém hiệu quả, thay đổi lại bộ máy hoạt động, tiếp nhận thêm các công nghệ mới, nhằm đưa doanh nghiệp có nhiều bước tiến rõ ràng hơn.
Việc giảm chi phí này sẽ rất có lợi cho những công ty vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn để duy trì. Một số đơn vị gặp tình trạng khó khăn, có nguy cơ phá sản thì tìm tới hình thức M&A là cần thiết.
Có thể bạn chưa biết: MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức
Các đơn vị nằm trong hoạt động M&A sẽ đồng thời tạo ra những khối liên minh vững chắc. Họ thường thống nhất lựa chọn một lĩnh vực để hoạt động, tập trung toàn bộ nguồn lực để đưa công ty lớn mạnh, đủ sức để cạnh tranh với thị trường. Có rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện M&A, đã hoàn toàn thay đổi, phát triển vững chắc và đạt được nhiều thành công lớn. Có thể kể tới một số thương vụ như: Haneul Hà Nội với khách sạn Daewoo, Sovico với Furama Đà Nẵng, Mường Thanh và Phương Đông,...
M&A là một phương thức đầu tư thông minh tuyệt vời để sản sinh ra lợi nhuận. Bởi hai phía doanh nghiệp đều đang sở hữu rất nhiều yếu tố phục vụ mục đích kinh doanh. Ví dụ như bên A có công thức, thương hiệu, bên B sở hữu máy móc công nghệ hiện đại. Khi họ biết tận dụng lợi thế và các cơ hội sẵn có này, sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Dù giữ nguyên thương hiệu nhưng chất lượng mặt hàng đã được nâng cao gấp nhiều lần.
Trong quá trình sáp nhập và mua lại, tùy vào tình hình thực tế mà các bên có thể thống nhất thực hiện theo các phương thức khác nhau. M&A phổ biến nhất là: M&A theo chiều ngang, chiều dọc và M&A kết hợp.
Cách này còn được biết tới với tên tiếng Anh là Horizontal. Thuật ngữ trên chỉ hình thức mua bán hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm, dịch vụ giống nhau. Họ đều hướng tới một đối tượng tiêu dùng cụ thể, trùng các giai đoạn sản xuất và trùng ngành. Họ rất có thể đã là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nay muốn hợp nhất nhằm tạo thế độc tôn trên thị trường.
Một phi vụ hợp tác nổi tiếng nhất của hình thức này chính là Toyota và Daihatsu. Hai thương hiệu xe hơi Nhật Bản đã liên kết để mở rộng thị trường cho sản phẩm oto cỡ nhỏ.
Còn được gọi tắt là Vertical, việc sáp nhập, mua lại theo chiều dọc chỉ được thực hiện nếu hai công ty sở hữu cùng chuỗi giá trị, chỉ khác nhau về giai đoạn sản xuất. Ví dụ như công ty chuyên về săm lốp có thể hợp tác với một đơn vị chuyên sản xuất cao su để giảm thiểu chi phí trung gian, tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
M&A kết hợp- Conglomerate là hình thức chính mà các tập đoàn lớn đang ứng dụng hiện nay. Cụ thể, các công ty cùng lĩnh vực, cùng phục vụ chung một đối tượng khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng sản phẩm và dịch vụ của họ không giống nhau. Thay vào đó, sản phẩm có thể đi cùng, bổ sung cho nhau, tạo nên một hệ thống nhất.
Ví dụ như các nhà hàng sáp nhập cùng khách sạn, tạo nên mô hình tập đoàn- khách sạn cao cấp. Cách này giúp doanh nghiệp đẩy cao doanh thu hơn. Bởi chỉ cần khách hàng tới một địa điểm là đã có thể trải nghiệm trọn vẹn được cả hai dịch vụ.
Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?
Chủ doanh nghiệp luôn rất đắn đo khi quyết định sử dụng hình thức M&A. Bởi nếu gặp sai lầm, doanh nghiệp vừa không phát triển đúng như mong muốn, vừa đứng trước nguy cơ phá sản cao.
Một số lưu ý doanh nghiệp cần nắm được đó là
Trên đây là toàn bộ những thông tin sẽ giúp bạn nắm được M&A là gì. Để tham khảo thêm các bài viết bổ ích về đời sống xã hội, đừng quên truy cập website ReviewAZ nhé.
Có thể bạn chưa biết: CO là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp CO
DISC là khái niệm mới trong ngành quản trị nhân sự. Lĩnh vực này cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng đến các hoạt...
Duyên tiền định là gì có lẽ là một khái niệm mang đến cho chúng ta sự mơ hồ và nửa ảo nửa thực. Liệu...
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng, được sử dụng rất linh hoạt trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, những động từ phrasal...
Pinterest là một website đã có mặt từ khá lâu với số lượng người tham gia rất ổn định. Vậy thực chất pinterest là gì,...
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các trang web của mọi người khá lớn. Kéo theo đó, nhu cầu tạo lập chúng lại càng cao....
Có thể nói đây là thuật ngữ cơ bản được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ Anh. Vậy cụ thể thì nên hiểu graduate là...