Hỏi đáp 1 tuần trước

CO là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp CO

Lĩnh vực xuất nhập khẩu nước ta đang có xu hướng ngày càng phát triển. Đi kèm theo đó là những thủ tục giấy tờ cũng được siết chặt hơn để đảm bảo tính an toàn cho thị trường hàng hóa. Ví dụ, tất cả các lô hàng muốn thông qua bộ phận hải quan đều phải có CO. Vậy CO là gì? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này

CO là gì?

CO hay C/O là cách viết tắt của Certificate of Origin - giấy chứng nhận xuất nhập khẩu. Đây là loại chứng từ do 1 quốc gia xuất ra nhằm xác nhận xuất xứ của hàng hóa do họ sản xuất, lắp đặt và phân phối.

trinh-chung-nhan-xuat-nhap-khau-hang-hoa-la-mot-quy-dinh-bat-buoc

C/O là một yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu, giúp đem lại những đảm bảo về quyền lợi cho các bên trong quá trình mua bán

  • Đơn vị nhập khẩu: C/O là yếu tố giúp hợp thức hóa các ưu đãi về thuế. Số thuế được giảm khi có chứng từ này thường có thể lên đến vài chục phần trăm. Tính ra, số tiền được giảm cũng rất lớn, vì vậy đây là một thủ tục mà các doanh nghiệp nhập khẩu hết sức chú trọng
  • Đơn vị xuất khẩu: Với các doanh nghiệp xuất khẩu, giấy chứng nhận là thủ tục bắt buộc cần có theo như điều khoản trên hợp đồng. Nếu thiếu C/O quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là bị hoàn trả.
  • Với các đơn vị Nhà nước quản lý lĩnh vực xuất nhập khẩu: C/O là căn cứ để thực hiện các chính sách trợ giá, chống phá giá, duy trì hạn ngạch, thống kê,...

Ở nước ta, giấy chứng nhận xuất nhập khẩu được cấp bởi Bộ Công thương. Ngoài ra, Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc các tổ chức có liên quan cũng có thể tiến hành cấp xuất nếu được ủy quyền

Có thể bạn chưa biếtCách tính thuế tncn - thu nhập cá nhân.Trường hợp nào phải nộp thuế tncn?

Các loại CO phổ biến hiện nay

Với mỗi một loại mặt hàng, chúng ta cần sử dụng một form giấy chứng nhận khác nhau. Và dưới đây là 12 mẫu giấy hợp lệ được sử dụng ở nước ta

huong-dan-thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-xuat-nhap-khau

  • Giấy chứng nhận form A: sử dụng có các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước cho phép hưởng thuế phổ cập GSP. Các nước này thông thường là Anh, Na - uy, Ý,...
  • Giấy chứng nhận form E: Sử dụng trong trường hợp giao thương hàng hóa với các nước trong khu vực ASEAN hoặc Trung Quốc. Tất cả những mặt hàng dùng form E đều được tính thuế ưu đãi theo hiệp định ACFTA ( hiệp định Trung Quốc - ASEAN)
  • Giấy chứng nhận form D: Dành cho tất cả hàng hóa được xuất khẩu sang trong khu vực ASEAN và được hưởng thuế ưu đãi theo quy định  CEPT. Các nước này bao gồm: Lào, Brunei, Malaysia, Singapore, Myanmar, Philippine, Thái Lan, Indonesia, Campuchia.
  • Giấy chứng nhận form S: hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào. Các mặt hàng này nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - Lào
  • Giấy chứng nhận form AJ: Các mặt hàng xuất - nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản hoặc Việt Nam - ASEAN. Form này áp dụng ưu đãi theo hiệp định thuế quan ASEAN + 3
  • Giấy chứng nhận form AK: Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc hoặc ngược lại. Form S áp dụng hiệp định ưu đãi thuế quan ASEAN + 2 ( ASEAN - Hàn Quốc)
  • Giấy chứng nhận form GSAP: Hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước nằm trong danh sách hiệp định ưu đãi toàn cầu GSAP
  • Giấy chứng nhận form ICO: sử dụng riêng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam khi xuất sang các nước thuộc ICO - Tổ chức cà phê quốc tế.
  • Giấy chứng nhận form T: dành cho mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thuộc EU. Hàng này hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định dệt may EU - Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận form B: Hàng không hưởng ưu đãi thuế quan trong xuất nhập khẩu. Được áp dụng đối với hình thức xuất khẩu từ Việt Nam sang tất cả các nước còn lại
  • Giấy chứng nhận form Venezuela: tất cả hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Venezuela
  • Giấy chứng nhận Peru: mặt hàng giày dép được xuất khẩu từ Việt Nam sang Peru

Có thể bạn chưa biết: Lợi nhuận ròng là gì? Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận ròng?

Hướng dẫn xin cấp C/O cho doanh nghiệp

C/O được xem như một tờ giấy thông hành cho hàng xuất nhập khẩu giữa các nước và được cơ quan chức năng kiểm soát hết sức chặt chẽ. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong thủ tục xin cấp

mau-giay-chung-nhan-form-e

Thủ tục trước khi xin cấp

Trước khi tiến hành làm hồ sơ xin cấp C/O , bạn cần xem xét lại toàn bộ nghiệp vụ cũng như quy trình vận hành của doanh nghiệp

Bước 1: Tìm hiểu xuất xứ của sản phẩm, có đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Công thương hay không? Nếu không có cơ sở kiểm tra thì chuyển sang bước 2

Bước 2: Kiểm tra 4 hoặc 6 chữ số đầu tiên của mã số HS để xác định xuất xứ của lô hàng

Bước 3: Sau khi đã biết xuất xứ của lô hàng từ nước nào, doanh nghiệp cần xác nhận lại mức thuế ưu đãi được sử dụng khi giao dịch

Bước 4: Kiểm tra xem hàng được xuất khẩu là hàng thuộc loại chế biến đơn giản hay chế biến đầy đủ

Bước 5: Chọn mẫu C/O phù hợp nhất với danh mục hàng hóa và địa điểm nhập khẩu để đảm bảo nhận được mức thuế ưu đãi cao nhất

Quy trình cấp CO cho các doanh nghiệp

Sau khi đã hoàn thành các bước kiểm tra, doanh nghiệp tiếp tục hoàn thành quy trình xin cấp giấy tại cơ quan chức năng

Bước 1: Hoàn thành Hồ sơ thương nhân

Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ 4 loại giấy tờ sau

  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đã đăng ký mã số thuế
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký quyền kinh doanh
  • Tổng hợp danh sách các cơ sở sản xuất
  • Bản đăng ký chữ ký và con dấu của người ký đơn xin cấp ℅ hoặc người được ủy quyền ký đơn

bang-mau-chu-ky-moi-nhat-hien-nay

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra lại hồ sơ

Cán bộ thuộc bộ phận cấp C/O sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ thương nhân của doanh nghiệp và thông báo các sai sót như

  • Cần bổ sung thông tin, chứng từ kèm theo
  • Thông tin, chứng từ trong hồ sơ có sai lệch
  • Hồ sơ không đạt yêu cầu, bị từ chối cấp giấy chứng nhận

Trường hợp tất cả thông tin đã chính xác và đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được thông báo hẹn ngày cấp giấy cụ thể

Bước 3: Trả giấy chứng nhận xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

Thông thường, thời gian được cấp C/O sẽ nằm trong khoảng từ 2 - 3 ngày kể từ khi cơ quan nhận được đơn xin cấp phép

Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hình dung được về khái niệm CO là gì cũng như một số thông tin cần biết về loại chứng từ này. Và đừng quên theo dõi ReviewAZ để tìm đọc nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

Có thể bạn chưa biết: CIF là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng CIF

image

Tác giả: Review AZ

Đăng ngày: 10/12/24

Có thể bạn quan tâm!

Meeting là gì? Có những nền tảng meeting nào hiện nay?

Meeting là gì? Có những nền tảng meeting nào hiện nay?

Meeting là một từ ngữ rất quen thuộc trong tiếng Anh. Các cuộc meeting có thể diễn ra trên nền tảng trực tuyến hoặc trực...

Transaction là gì? Giải nghĩa transaction trong lĩnh  vực kế toán

Transaction là gì? Giải nghĩa transaction trong lĩnh vực kế toán

Trong tiếng Anh, Transaction là một từ đa nghĩa, có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này vô tình khiến cho nhiều người...

GM food là gì? Có nên sử dụng GM food trong bữa cơm hằng ngày không?

GM food là gì? Có nên sử dụng GM food trong bữa cơm hằng ngày không?

Hiện nay, nông nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến bữa cơm hằng...

Những thông tin về Barber là gì? Barber cần có những kỹ năng như thế nào?

Những thông tin về Barber là gì? Barber cần có những kỹ năng như thế nào?

Hiện nay, barber được ghi nhận trở thành một nghề phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, chúng đã phát triển như...

5s là gì? Lợi ích khi áp dụng phương pháp 5s là gì?

5s là gì? Lợi ích khi áp dụng phương pháp 5s là gì?

để hiểu rõ hơn 5s là gì? Quy trình thực hiện phương pháp này ra làm sao? Hãy cùng ReviewAZ tìm hiểu 5s là gì...

Thế năng là gì? Những công thức tính thế năng đơn giản

Thế năng là gì? Những công thức tính thế năng đơn giản

Trong bộ môn vật lý, một trong những mảng kiến thức quan trọng phải kể đến là thế năng. Ở bài viết này, hãy cùng...