Hỏi đáp 3 tuần trước

MSDS là gì? Các thành phần yêu cầu của một bảng MSDS đạt chuẩn

Trên tivi, báo chí, đôi khi bạn sẽ bắt gặp tin tức các nhà xưởng, doanh nghiệp bị phạt vì thiếu MSDS trong quá trình hoạt động. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc MSDS là gì chưa? Tại sao các đơn vị này hoạt động lại cần phải có MSDS? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

MSDS là gì?

MSDS là tên viết tắt của từ Material Safety Data Sheet - Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một loại văn bản chuyên ngành, chứa một số thông tin liên quan đến một loại hóa chất nào đó.

MSDS được cung cấp để người tiếp xúc gần và sử dụng biết được tính nguy hiểm của hóa chất. Giúp người vận chuyển có thể thực hiện chính xác quy trình sắp xếp hàng hóa. Thêm vào đó là biết được cách xử lý khi có các tình huống nguy hiểm xảy ra.

My-pham-khi-van-chuyen-theo-duong-hang-khong-cung-can-msds

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thường được áp dụng cho các mặt hàng dễ bị cháy nổ, dễ bị ăn mòn hoặc hàng hóa có mùi. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng dưới dạng bột, mỹ phẩm khi vận chuyển bằng đường hàng không cũng cần phải có MSDS. Các cơ quan chức năng sẽ dựa vào đây để kiểm tra xem các thành phần trong bảng có thật sự an toàn cho người dùng hay không.

Có thể bạn quan tâm: đồng hồ cơ là gì? Làm thế nào để nhận biết được đâu là đồng hồ cơ?

Các thành phần có trong bảng MSDS

Có thể nói, MSDS là một tờ giấy thông hành cho hàng hóa để quá trình vận chuyển diễn ra được suôn sẻ. Vì vậy, loại giấy tờ này cũng được quy định hết sức chặt chẽ mặt hình thức trình bày. Phải đảm bảo có đủ các thành phần sau:

MSDS-rat-quen-thuoc-trong-xuat-nhap-khau

  • Thông tin bảng chỉ dẫn: người lập bảng, người viết, thời gian thực hiện, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email,...
  • Thông tin về các sản phẩm sắp trình bày: tên thương mại, tên gọi hóa học, công thức hóa học, trong lượng phân tử, số đăng ký RTECS, CAS,...
  • Tính chất lí hóa của sản phẩm: màu sắc, dạng tồn tại, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ sôi, điểm nóng chảy, điểm nổ, độ nhớt, tỷ lệ cho phép trong không khí,...
  • Họ hóa chất, khả năng phản ứng với các chất hóa học và họ hóa chất khác
  • Độc tính của hóa chất, những tác động lên sức khỏe của con người khi tiếp xúc lâu
  • Biểu hiện triệu chứng khi xảy ra ngộ độc hóa chất
  • Những trợ giúp về mặt y tế, sơ cứu ngay khi có xảy ra ngộ độc hóa chất
  • Những thiết bị bảo hộ bắt buộc phải có khi sử dụng hóa chất để đảm bảo an toàn cho người dùng
  • Thao tác chính xác khi làm việc với hóa chất để đảm bảo an toàn
  • Những yêu cầu trong quy cách đóng gói, vận chuyển sản phẩm
  • Những tác động của sản phẩm lên môi trường xung quanh
  • Quy trình xử lý an toàn nhất khi hóa chất bị rò rỉ ra ngoài
  • Điều kiện, môi trường tốt nhất để bảo quản, lưu trữ sản phẩm

Có thể bạn quan tâm: HVAC là gì? Cấu tạo và nguyên lý của hệ thống HVAC

Trách nhiệm của các đối tượng trong MSDS

Trong một bảng MSDS sẽ thường liên quan đến 3 đối tượng là  nhà cung cấp, đơn vị nhập khẩu và người sử dụng. Mỗi đối tượng này sẽ được phân công một nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với từng phân đoạn của quy trình liên quan

Bang-chi-dan-an-toan-hoa-chat

Bên cung cấp - xuất khẩu

Khi cung ứng cho các đơn vị nhập khẩu bất cứ một loại mặt hàng nào, bên cung cấp cũng phải đảm bảo được các yêu cầu sau

  • MSDS phải có sẵn trước hoặc trong lúc giao nhận hàng
  • Bảng MSDS phải chính xác và phù hợp cho từng loại sản phẩm
  • Thời hạn sử dụng MSDS không quá 3 năm kể từ ngày xuất khẩu
  • Có thể cung cấp được đầy đủ thông tin cần thiết ( trong giới hạn cho phép) khi nhân viên y tế thực hiện các phương pháp chữa trị người bệnh.

Bên nhập khẩu

Về phía người nhập khẩu, để quá trình giao nhận hàng diễn ra suôn sẻ, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin

  • Kiểm tra thật kỹ để đảm bảo MSDS nhận được là sao từ bản gốc
  • Kiểm tra xem thời hạn sử dụng MSDS đã quá 3 năm hay chưa? Nếu có sự thay đổi nào về các hóa chất thì MSDS phải được cập nhật trước đó 90 ngày
  • Tất cả những nơi có khả năng tiếp xúc gần với hóa chất đều phải trang bị một bản MSDS
  • Bên nhập khẩu có thể bổ sung thông tin vào MSDS nhưng thông tin không được nhiều hơn trong bản đầu tiên

Bên sử dụng

Nếu bạn là người trực tiếp tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, cần phải đặc biệt cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh

  • Đọc hiểu tất cả các mục trong MSDS, nắm rõ cách sử dụng, quy định, hướng dẫn ghi bên trong
  • Biết cách xử lý khi có tình huống nguy hiểm xảy ra
  • Kịp thời theo dõi các thông tin vừa được cập nhật

Trên đây là một số thông tin cần biết về MSDS và cách dùng MSDS cho những bạn đang thắc mắc. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy thường xuyên theo dõi bài viết từ website ReviewAZ nhé.

Có thể bạn quan tâm: barem điểm là gì? Tìm hiểu barem dùng trong một số lĩnh vực khác nhau

image

Tác giả: Review AZ

Đăng ngày: 10/03/25

Có thể bạn quan tâm!

Roman là gì? Cách sử dụng từ mới này như thế nào trong tiếng Anh?

Roman là gì? Cách sử dụng từ mới này như thế nào trong tiếng Anh?

Trong văn học, lịch sử chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ Roman. Vậy bạn có thắc mắc Roman là gì không? Cùng giải đáp...

M&A là gì? Có những hình thức M&A phổ biến nào hiện nay

M&A là gì? Có những hình thức M&A phổ biến nào hiện nay

Để duy trì hoạt động và phát triển doanh nghiệp thì các hình thức đầu tư phải được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Trong...

Lăn kim là gì? Cần chú ý gì sau khi lăn kim

Lăn kim là gì? Cần chú ý gì sau khi lăn kim

Ngoài cải thiện các vấn đề như da mụn thì việc trẻ hóa cũng rất quan trọng. Đó chính là lý do mà dịch vụ...

Thể tích hình trụ được tính như thế nào? Lưu ý gì khi tính thể tích hình trụ?

Thể tích hình trụ được tính như thế nào? Lưu ý gì khi tính thể tích hình trụ?

Công thức tính diện tích, thể tích các loại hình học khiến nhiều người nhầm lẫn. Vậy bạn còn nhớ công thức tính thể tích...

Remark là gì? Phân biệt cách dùng với một số từ đồng nghĩa

Remark là gì? Phân biệt cách dùng với một số từ đồng nghĩa

Các cụm từ tiếng Anh khi dịch ra thường có rất nhiều nghĩa tuỳ vào ngữ cảnh. Một trong số đó là từ remark. Vậy...

Mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch như thế nào?

Mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch như thế nào?

Mỗi mặt hàng sẽ mang một mã số khác nhau. Nhưng thực tế hàng số này có ý nghĩa gì? Nên hiểu các kí tự...