Hỏi đáp 1 tuần trước

Tìm hiểu về câu cầu khiến và đặc điểm, công dụng của loại câu này

Khi học ngữ văn, các em học sinh sẽ được làm quen về các loại câu ở chương trình lớp 8. Ngoài các loại câu như câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Vậy câu cầu khiến là gì và có đặc điểm như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của ReviewAZ.

Câu cầu khiến là gì?

Trong tiếng việt, câu cầu khiến còn có một tên gọi khác là câu mệnh lệnh. Vì thế, loại câu này thường có ngữ điệu ra lệnh và dùng để yêu cầu, đề nghị người khác nên hoặc không nên làm điều gì. Trong câu thường sử dụng các từ mang ý ra lệnh như hãy, đừng, chớ, đi, nào,...

Câu cầu khiến là câu mệnh lệnh

Câu cầu khiến sử dụng dấu chấm câu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong văn viết cần sự trang trọng và chuẩn mực, câu mệnh lệnh sẽ kết thúc bằng dấu chấm than. Còn nếu sử dụng trong cuộc sống bình thường và không quá đặt nặng yêu cầu thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Một số ví dụ về câu cầu khiến:

- Hãy quét nhà đi! :dùng để ra lệnh cho một ai đó

- Đừng đọc truyện nữa! : đây vẫn là câu ra lệnh nhưng việc sử dụng từ “đừng” làm giảm nhẹ hơn và mang ý nghĩa khuyên

Có thể bạn chưa biết: Câu cảm thán? Dùng câu cảm thán cần lưu ý gì?

Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

Ngữ điệu của câu mệnh lệnh đều đến từ việc dùng các động từ hoặc cụm động từ. Những từ này phải mang sắc thái nhấn mạnh, ra lệnh. Các từ này có những vị trí khác biệt với nhau trong câu. Chúng có thể đứng trước hoặc sau động từ trung tâm.

  • Đứng trước động từ trung tâm: các từ như hãy, đừng, chớ,..

Ví dụ tiêu biểu:

- Hãy tắt tivi!

Từ “hãy” mang sắc thái ra lệnh mạnh nhất trong số những từ thường dùng. Trong ví dụ này, “hãy” biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh và có chút khuyên nhủ.

- Đừng ngồi ở đây.

- Chớ làm ồn khi bố đang làm việc.

Khác với “hãy”, 2 từ “đừng”, “chớ” sẽ mang sắc thái phủ định, khuyên bảo người khác nên hay không nên làm gì.

  • Đứng sau động từ trung tâm: các từ như đi, nào, nha,...

- Làm việc tiếp đi!

- Nhanh tay lên nào!

2 từ “đi”, “nào” có sắc thái khác so với các từ đứng trước động từ trung tâm. Nếu từ đứng trước mang sắc thái ra lệnh thì 2 từ này muốn thúc đẩy hành động. Sự ra lệnh không còn quá nặng nề mà nhẹ nhàng hơn.

- Đi uống trà sữa nha!

Với từ “nha”, sắc thái cấu chuyển sang rủ rê và cũng uyển chuyển, mềm mại hơn.

 

Các sắc thái của câu cầu khiến

Ngoài việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái ra lệnh, một điều kiện khác để làm bật lên câu cầu khiến là ngữ điệu. Cùng một câu nói nhưng nếu sử dụng ngữ điệu khác nhau thì sắc thái câu cũng sẽ khác.

Ví dụ như câu “ra rửa bát đi!”. Nếu câu này được nói với ngữ điệu bình thường thì nó chỉ mang nghĩa nhắc nhở. Nhưng nếu thay đổi ngữ điệu câu lên cao và mạnh hơn thì sẽ chuyển sang câu ra lệnh.

Không bắt buộc phải nói đầy đủ tất cả các thành phần của câu cầu khiến. Trong một số trường hợp nhất định, người nói có thể chỉ cần nói cụm từ mang ý ra lệnh để nhấn mạnh vấn đề và rút gọn các thành phần khác. Khi rút gọn, cầu đưa câu vào những tình huống cụ thể để có thể hiểu ý nghĩa người nói muốn biểu đạt.

Có thể bạn chưa biết: Concept là gì? Quy trình thiết kế một concept như thế nào?

Một số cách để đặt câu cầu khiến

Câu cầu khiến được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, công việc và học tập thường ngày. Để nói câu cầu khiến, chúng ta sẽ làm theo các bước sau:

Bước 1: xác định mục đích nói của câu cầu khiến, câu sẽ dùng để làm gì : yêu cầu, ra lệnh, đề nghị hay khuyên bảo

Bước 2: lựa chọn các từ đi kèm động từ trung tâm một cách thích hợp. Việc sử dụng từ như thế nào sẽ phụ thuộc vào đối tượng giao tiếp

Bước 3: chọn dấu câu và các từ đi kèm

Bước 4: đặt câu và chỉnh sửa lại cho phù hợp

Lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến

Mục đích sử dụng câu cầu khiến là để ra lệnh, yêu cầu hoặc đề nghị. Do đó, cần căn cứ vào từng đối tượng khác nhau, người nói cần sử dụng những từ thích hợp. Việc này nhằm để tránh làm người nghe hiểu lầm thái độ của người nói và cũng để tránh việc không lịch sự.

Sử dụng ngữ điệu phù hợp là vấn đề cần lưu ý

Ví dụ như: Thư cần nhờ Hoa giúp đỡ lấy quyển sách từ trên cao xuống:

- Hoa ơi, lấy dùm tớ quyển sách với nha!

Đây là một câu nói rất lịch sự và tôn trọng người nghe. Câu thể hiện yêu cầu nhờ vả một cách nhẹ nhàng và không làm người nghe thấy khó chịu.

Tuy nhiên, nếu như Thư nói câu : “Hoa, lấy dùm quyển sách!”, sắc thái câu đã thay đổi. Câu nói chuyển sang sắc thái ra lệnh và có phần nặng nề. Yêu cầu được thể hiện rất rõ ràng nhưng lại làm người nghe cảm thấy không được tôn trọng.

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết về loại câu cầu khiến trong tiếng việt. Hy vọng với bài viết, bạn sẽ biết cách sử dụng loại câu này một cách thích hợp nhất. Đừng quên truy cập website của ReviewAZ để đón đọc các bài viết mới của chúng tôi.

Có thể bạn chưa biết: Account là gì? Cẩm nang bật mí mọi thông tin liên quan đến account

image

Tác giả: Review AZ

Đăng ngày: 09/05/25

Có thể bạn quan tâm!

Volte là gì? Volte đem lại những lợi ích gì cho người dùng?

Volte là gì? Volte đem lại những lợi ích gì cho người dùng?

Để đáp ứng nhu cầu liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc gọi, nhiều nhà mạng đã cho ra đời dịch vụ công nghệ Volte....

Tìm hiểu các dạng bài tập thì hiện tại đơn trong tiếng Anh

Tìm hiểu các dạng bài tập thì hiện tại đơn trong tiếng Anh

Để nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn thì hiện tại đơn, người dùng cần làm bài tập để củng cố kiến thức. Để tìm...

Malicious là gì? Một vài thông tin xoay quanh Malicious

Malicious là gì? Một vài thông tin xoay quanh Malicious

Đối với những ai đang học tiếng Anh, từ vựng có lẽ là một trong những vấn đề khó nhất. Trong tiếng Anh có nhiều...

Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.

Fresher là gì? Những yêu cầu giúp bạn trở thành Fresher hoàn mỹ.

Một thuật ngữ khá phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong môi trường công việc cũng như môi trường xin việc: Fresher. Vậy...

Số hữu tỉ là như thế nào? Cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

Số hữu tỉ là như thế nào? Cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

Trong toán học đã có rất nhiều thuật ngữ quen thuộc như số lẻ, số chẵn, số hữu tỉ,.. Bạn có còn nhớ về kiến...

HI VỌNG hay HY VỌNG từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

HI VỌNG hay HY VỌNG từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

Hiện có nhiều cặp từ có cùng một cách phát âm gây ra nhiều sự nhầm lẫn nhất trong tiếng việt. Trong đó, cặp nguyên...