Có rất nhiều yếu tố mang vai trò quyết định tới sự thành công của một dự án hoặc một doanh nghiệp. Trong đó, sự đóng góp Stakeholder được giới kinh doanh đặc biệt đánh giá rất cao. Vậy Stakeholder là gì? Vì sao thuật ngữ này lại sở hữu sức ảnh hưởng lớn như vậy? Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về khái niệm trên thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Hiểu một cách đơn giản nhất, Stakeholder là tập hợp những bên liên quan tới hoạt động của một doanh nghiệp. Đó có thể bao gồm các nhà cung cấp, thành viên, nhân viên nội bộ, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý. Họ có tác động trực tiếp vào doanh nghiệp cả bên ngoài lẫn bên trong. Chính Stakeholder cũng được coi như linh hồn, giá trị cốt lõi để duy trì doanh nghiệp.
Có thể chia Stakeholder thành hai nhóm chính như sau
Đây là các cổ đông, nhà đầu tư doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn nhất tới sự duy trì, hoạt động và phát triển của công ty. Một dự án kinh doanh thành công hay thất bại, đa phần sẽ phụ thuộc vào các bên liên quan này. Stakeholder từ nội bộ công ty sẽ đưa ra nhiều quyết định như thêm hoặc rút vốn, rút cổ phần khỏi công ty.
Không giống như các bên liên quan trong nội bộ, các Stakeholder ở ngoài công ty có phần khó xác định hơn. Họ thường là cá nhân, tổ chức ảnh hưởng tới doanh nghiệp qua những hoạt động cụ thể.
Nhìn chung, nhóm người này không liên quan quá mật thiết tới doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có các tác động qua lại với doanh nghiệp.
Có thể bạn chưa biết: CIF là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng CIF
Với mỗi dự án khác nhau thì vai trò của các Stakeholder sẽ khác nhau. Bởi còn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chức danh, trách nhiệm của các bên tham gia. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sự thành công của mọi dự án đều cần sự đóng góp của Stakeholder. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững và lâu dài.
Một số vai trò nổi bật mà Stakeholder mang lại đó là
Trước khi tiến hành một mục tiêu, kế hoạch, doanh nghiệp cần tổ chức một cuộc họp để thu thập ý kiến. Stakeholder sẽ tham gia, bổ sung và đóng góp để tạo nên một khung sườn hoàn chỉnh.
Ngoài ra, họ còn tổ chức rất nhiều cuộc khảo sát quy mô từ nhỏ tới lớn, nhằm thu thập thông tin, đánh giá yếu tố đầu vào, đầu ra và đưa ra các quyết định quan trọng.
Để có thể duy trì được một doanh nghiệp, bạn cần một đội ngũ Stakeholder hùng mạnh. Đây là nguồn nhân lực mang tính quyết định, vừa có sự trung thành, vừa có đủ vị thế để duy trì cam kết từ đầu tới cuối với dự án. Vì Stakeholder và doanh nghiệp có tác động tới nhau, nên họ không ngần ngại phấn đấu để đưa dự án phát triển, đạt được những hiệu quả như mong muốn.
Vai trò này được thể hiện rõ ràng hơn ở các Stakeholder là các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ tham gia, tổng duyệt dự án, đưa ra các mức đầu tư, rót vốn vào công ty. Nguồn tài chính này sẽ đem lại cho doanh nghiệp số vốn ban đầu để hoàn thành dự án.
Sau khi kế hoạch kết thúc, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đổi trả bằng lãi suất hoặc phần trăm cổ phần.
Sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách trong toàn bộ quá trình thực hiện mục tiêu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần một đội ngũ để cùng thực hiện và quản lý dự án. Họ đảm bảo được tiến độ công việc cũng như tạo nên sự thành công của toàn bộ kế hoạch phát triển sau này.
Như vậy có thể khẳng định, vai trò của các bên liên quan tới quá trình doanh nghiệp tạo lập, duy trì và mở rộng là rất to lớn.
Có thể bạn chưa biết: Kaizen là gì? Quy trình tiến hành Kaizen như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu Stakeholder là gì, thì bạn có thể tham khảo thêm các thuật ngữ liên quan:
Đây là quan điểm của chủ nghĩa tư bản, thể hiện mối quan hệ giữa công ty và các nhân tố khác. Các nhân tố có thể kể đến như khách hàng, bên phân phối, nhà đầu tư và nhân viên.
Học thuyết này nhấn mạnh vào việc doanh nghiệp cần chú trọng tạo ra nhiều giá trị cho Stakeholder, thay vì chỉ cho cổ đông. Yếu tố Stakeholder Theory đã trở thành nền tảng của việc nghiên cứu học giả sau này.
Cụm từ này thể hiện quá trình theo dõi và phát triển của các Stakeholder. Họ sẽ tự phân tích, đánh giá rồi chọn lựa xem mình quyết định tham gia nhóm nào, mức độ tham gia ra sao.
Cụm từ chỉ quy trình thực hiện các chiến lược quản lý phù hợp. Qua bảng đánh giá Stakeholder Management, doanh nghiệp sẽ xem xét và quyết định sự can dự của Stakeholder ở mức độ nào.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu Stakeholder là gì. Mong rằng bài viết đã giúp ích cho bạn! Đừng quên truy cập ReviewAZ thường xuyên để nắm bắt các thông tin mới nhất về đời sống, xã hội nhé.
Có thể bạn chưa biết: CO là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp CO
Trong giao tiếp hằng ngày hoặc trên mạng xã hội, chúng ta thường thấy mọi người hay dùng từ slots như: còn 2 slots, full...
Trong tiếng Anh, Transaction là một từ đa nghĩa, có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này vô tình khiến cho nhiều người...
Từ ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Vì thế việc viết sai chính tả hoặc nhầm lẫn giữa các âm tiết là...
Dày vò hay giày vò - đây là thắc mắc chung nhiều người đặt ra, gây không ít những tranh cãi. Nguyên nhân được lý...
Với những bạn học sinh có mong muốn đi du học, đặc biệt là du học Hoa Kỳ, chứng chỉ SAT có vai trò hết...
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các trang web của mọi người khá lớn. Kéo theo đó, nhu cầu tạo lập chúng lại càng cao....