Hỏi đáp 11 tháng trước

Mạn tính là gì? Các bệnh mạn tính có nguy hiểm không

Chúng ta vẫn thường xuyên được nghe tới “mạn tính” ở các quảng cáo thuốc hoặc trong lĩnh vực y học. Khi nhắc tới cụm từ này, phần lớn mọi người đều rất lo lắng và e ngại. Vậy mạn tính là gì? Các bệnh mạn tính có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hay không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ReviewAZ đi tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này nhé.

Giải nghĩa “mạn tính”

“Mạn tính” hay “mãn tính” là một từ Hán Việt chuyên được sử dụng trong y khoa. Vậy “mạn tính” là gì?

Định nghĩa

Mạn tính được hiểu là một căn bệnh tồn tại trong khoảng thời gian rất dài, từ 3 tháng tới hơn 1 năm. Các bệnh mạn tính không thể tự chữa khỏi, hay sử dụng vắc xin hoặc thuốc đặc trị.

man-tinh-la-benh-gi

Các căn bệnh mạn tính luôn khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Vì chúng diễn ra rất lâu, âm ỉ, không thể chữa khỏi hoàn toàn 100% bằng bất kỳ biện pháp nào. Người bệnh sẽ phải học cách sống chung hoặc sử dụng các loại thuốc, thay đổi lối sống nhằm hạn chế bệnh phát tác.

Triệu chứng mạn tính của bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt của con người. Một số bệnh mạn tính không chữa được dứt điểm còn đem lại các hậu quả nghiêm trọng về sau.

Các bệnh mạn tính phổ biến hiện nay

Theo nghiên cứu khoa học, xu hướng mắc các bệnh này đang ngày càng gia tăng. Tỷ lệ tử vong lớn dần theo các năm, khiến giới y học rất đau đầu để tìm cách giải quyết.

Các bệnh mạn tính khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới là:

  • Các căn bệnh ung thư
  • Suy thận
  • Viêm gan
  • Bệnh nội tiết như béo phì và đái tháo đường
  • Bệnh thần kinh: trầm cảm, thiểu năng trí tuệ
  • Bệnh tim mạch: huyết áp, suy tim, thiếu máu cục bộ, thiếu máu não
  • Bệnh lupus ban đỏ, vảy nến
  • Bệnh liên quan tới xương khớp
  • Các triệu chứng mệt mỏi mãn tính

Trong đó, ung thư, suy thận và viêm gan là những căn bệnh nguy hiểm nhất.

Có thể bạn chưa biết: Sinh thiết là gì? Có rủi ro sau khi xét nghiệm sinh thiết không?

Tìm hiểu nguyên do các bệnh mạn tính trở nên phổ biến

Sau khi đã hiểu “mạn tính” là gì, chúng ta sẽ cùng đi khám phá các nguyên do khiến số người mắc bệnh mạn tính ngày càng tăng cao.

nguyen-do-dan-toi-man-tinh

Yếu tố di truyền

Có rất nhiều người mắc bệnh mạn tính bởi yếu tố di truyền.

Ví dụ trong gia đình chúng ta có gen mắc ung thư, tim hoặc thận, trong cơ thể ta cũng sẽ tồn tại những loại gen tương tự. Tuy nhiên không phải bất cứ ai trong cùng một phả hệ đều mắc bệnh. Ở một số người, loại gen này sẽ trội hơn và hình thành bệnh nhanh chóng hơn.

Yếu tố di truyền rất khó nhận biết và đoán trước.

Do tiếp nhận độc tố quá nhiều

Trong quá trình sinh hoạt, con người liên tiếp phải chịu rất nhiều tác động vô hình khác nhau. Ví dụ như độc tố từ môi trường, không khí, đồ ăn, nước uống,... Những chất độc này được tích lũy dần dần trong cơ thể. Theo thời gian, khi không được đào thải đúng cách, cơ thể sẽ hình thành bệnh khó trị.

Do chức năng cơ thể hoạt động quá tải

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có một vai trò quan trọng, một chức năng riêng. Khi xảy ra một vấn đề nào đó, các bộ phận này sẽ liên tục làm việc, nhằm đào thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể.

Thế nhưng nếu chỉ một trong rất nhiều cơ quan cơ thể gặp vấn đề, bệnh tật sẽ ngay lập tức tấn công. Lúc đó, con người không còn lớp bảo vệ, trở nên yếu ớt và dễ mắc bệnh mạn tính hơn.

Do lối sống không khoa học

Thức khuya, bỏ bữa, ăn quá nhiều đường bột, chất béo,... cũng có thể là lý do dẫn tới bệnh mạn tính.

Những người có lối sống không khoa học thường đi kèm với thể trạng yếu, sức đề kháng kém. Nhiều người còn bị mắc nhiều căn bệnh mạn tính nguy hiểm cùng một lúc, gây ra rất nhiều khó khăn và mệt mỏi.

Có thể bạn chưa biết: AFB là gì? Đối tượng nào phải tiến hành xét nghiệm?

Những cách phòng chống, kiểm soát bệnh mạn tính hiệu quả nhất

Mạn tính tuy là bệnh khá nguy hiểm, nhưng nếu biết cách, bạn có thể sẽ phát hiện và điều trị kịp thời, làm giảm ảnh hưởng của bệnh lên đời sống sinh hoạt.

Cách phòng chống bệnh mạn tính

Khi đã biết mạn tính là gì, vì sao lại bị bệnh mạn tính, bạn có thể lên kế hoạch để phòng chống lại căn bệnh này.

  • Thường xuyên khám bệnh tổng quát định kỳ, kịp thời phát hiện những triệu chứng của bệnh
  • Khi cảm thấy các chức năng trong cơ thể đang thay đổi, sức khỏe kém, hãy tìm tới các chuyên gia y tế, bác sĩ có chuyên môn để thăm khám
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao, không hút thuốc, bia rượu, chất kích thích
  • Thay đổi thói quen ăn uống: ăn đúng bữa, ăn đủ chất, nhiều rau xanh, hạn chế dầu mỡ, chất béo không có lợi cho cơ thể
  • Tiến hành các đợt sàng lọc bệnh mạn tính theo độ tuổi. Ví dụ như đàn ông 50 tuổi trở lên nên tới bệnh viện để phổi, thực quản, trực tràng. Phụ nữ từ 20 tuổi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...

Những cách điều trị, kiểm soát bệnh mạn tính hiệu quả

Điểm chung của hầu hết những căn bệnh này là triệu chứng kéo dài, không có thuốc trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm tình trạng của bệnh, ngăn không cho bệnh trở nặng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

tam-soat-benh-hang-nam

Các cách cụ thể để điều trị đó là

  • Áp dụng các chế độ kiểm soát bệnh tật lâu dài

Có thể kể tới như tập các bài tập phục hồi chức năng, thay đổi lối sống, sử dụng thực phẩm bổ sung cho cơ thể. Chế độ này đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt, tạo thành một thói quen sinh hoạt, nhằm hạn chế các biến chứng thực thể.

Càng là các bệnh mạn tính nặng thì càng cần có kế hoạch sinh hoạt thật khoa học, chặt chẽ.

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định

Người mắc bệnh mạn tính cần tuân thủ toàn bộ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Điều này để tránh lạm dụng hoặc dùng chưa đủ liều, ảnh hưởng nhiều tới quá trình điều trị bệnh.

  • Nâng cao kiến thức của người bệnh

Người bệnh cần tự ý thức được sức khỏe và bệnh trạng của mình. Từ đó, người bệnh tránh mù quáng nghe theo các bài thuốc không có cơ sở khoa học, gây nguy hiểm tới tính mạng. Ta cần phải xác định điều trị bệnh mạn tính là một quá trình lâu dài, gian khổ và tốn rất nhiều công sức.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu bệnh mạn tính là gì. Để tham khảo thêm các thông tin mới nhất, xin mời bạn truy cập vào website ReviewAZ nhé.

Có thể bạn chưa biết: HCV là gì? Tổng quan về căn bệnh do HCV gây ra

image

By: Nguyễn Thảo Vi

08/05/23

Có thể bạn quan tâm!

Buddy là gì? Buddy đồng nghĩa với những cụm từ nào? 08/05/23

Buddy là gì? Buddy đồng nghĩa với những cụm từ nào?

Có thể bạn thường xuyên nghe thấy mọi người gọi nhau là buddy hay budy. Đây là một trong những cách gọi phổ biến của...

Sai sót hay sai xót? Từ nào mới có nghĩa và đúng chính tả tiếng Việt? 08/05/23

Sai sót hay sai xót? Từ nào mới có nghĩa và đúng chính tả tiếng Việt?

Tiếng Việt của chúng ta trước nay vẫn luôn nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng về từ ngữ. Có lẽ cùng vì...

Xử lý hay sử lý là đúng? Cách sử dụng “x” và “s” trong chính tả 08/05/23

Xử lý hay sử lý là đúng? Cách sử dụng “x” và “s” trong chính tả

xử lý và sử lý là 2 từ nhận được rất nhiều sự thắc mắc. Vậy xử lý hay sử lý mới đúng chính tả?...

Trạng ngữ là gì? Phân biệt những cách dùng khác nhau trong câu 08/05/23

Trạng ngữ là gì? Phân biệt những cách dùng khác nhau trong câu

Trạng ngữ là một thành phần câu quen thuộc mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng được học qua. Cùng...

Account là gì? Cẩm nang bật mí mọi thông tin liên quan đến account 08/05/23

Account là gì? Cẩm nang bật mí mọi thông tin liên quan đến account

Account đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực song không phải ai cũng có thể giải thích chi tiết, cặn kẽ về định nghĩa này....

Nuột là gì? Sử dụng từ nuột sao cho đúng với văn phong? 08/05/23

Nuột là gì? Sử dụng từ nuột sao cho đúng với văn phong?

Không phải ngẫu nhiên mà ngôn từ nước Nam ta lại xếp ở thứ hạng cao đến thế. Bởi tiếng Việt có độ đa nghĩa....