Hỏi đáp 1 tuần trước

Restraint là gì? Các thuật ngữ thú vị có liên quan đến restraint

Restraint là một thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ này thường được kết hợp trong nhiều thuật ngữ chuyên ngành quan trọng. Cụ thể để tìm hiểu thêm về restraint là gì? Mời bạn đọc hãy cùng phân tích trong bài viết ngay sau đây của chúng tôi nhé.

Restraint được hiểu là gì?

Restraint được hiểu là sự hạn chế, sự kìm nén hoặc nắm giữ một vấn đề, lĩnh vực cụ thể nào đó. Thông thường nó được sử dụng nhiều với từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó nó được hiểu là một hạn chế trong việc xuất nhập khẩu hàng, sản phẩm. Hiện nay các công cụ chủ yếu để hỗ trợ cho restraint được biết đến là: thuế quan; hạn ngạch; giấy phép; hạn chế xuất khẩu tự nguyện; trợ cấp xuất khẩu; tín dụng xuất khẩu;...

Restraint dùng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Restraint được gắn liền với nhiều thuật ngữ nổi bật như export restraint agreement có nghĩa là hiệp định hạn chế xuất khẩu. Đây là thỏa thuận giữa các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu. Mục đích của thỏa thuận là có thể hạn chế được khối lượng buôn bán sản phẩm nhất định trong quá trình giao thương hàng hóa. Tức là hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước đó sẽ bị giới hạn ở số lượng nhất định.

Có thể bạn quan tâm: ETD là gì? Những thông tin thú vị nhất về ETD có thể bạn chưa biết

Áp dụng restraint như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Hiệp định hạn chế xuất nhập khẩu là chìa khóa và là công cụ quan trọng trong việc thực hiện quá trình giao thương hàng hóa. Đó có thể là sự cạnh tranh của các nước bên ngoài và sẽ hỗ trợ rất nhiều trong cán cân thương mại hóa. Trên thực tế hiện nay, nhiều biện pháp trong quá trình này đã được đưa ra và thể hiện cụ thể dưới đây:

Giấy phép xuất nhập khẩu

Giấy phép xuất nhập khẩu là những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước ban hành. Trong đó cho phép mặt hàng đó được đưa vào lãnh thổ của nước đó. Tùy vào những điều kiện và quy định pháp luật của quốc gia và điều ước quốc tế để có thể cung cấp loại giấy tờ này. Hiện nay restrain được áp dụng vào để kiểm soát việc tối ưu hóa trong cung cấp giấy.

Hạn ngạch

Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng hoặc các giá trị của hàng hóa. Để kiểm soát việc hàng hóa xuất nhập khẩu thì hạn ngạch là yếu tố không thể thiếu. Nó có vai trò tác động vào những hàng hóa như giá cả và số lượng.  Việc hạn chế này được thực hiện dưới hình thức ban hành giấy phép xuất nhập khẩu cho loại hàng đó. Vì thế mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải tìm hiểu kỹ hơn về quy định này.

Hạn ngạch thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Ngoài ra theo hiệp định GATT của WHO các biện pháp về số lượng xuất nhập khẩu được phép áp dụng vào một số lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra nó còn được dùng với những mục đích như sau:

  • Đảm bảo được an ninh quốc gia và đạo đức xã hội
  • Bảo vệ được sức khỏe của con người, động và thực vật trên lãnh thổ đó
  • Bảo vệ các nguồn tài nguyên quý hiếm như động thực vật,... giữ gìn và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật khảo cổ mang giá trị lịch sử của một quốc gia
  • Bảo vệ môi trường và đảm bảo môi trường sống, sinh hoạt ở mức tối đa.

Hiện nay các nước xuất nhập khẩu theo các hình thức trên đều đã áp dụng các biện pháp hạn chế về số lượng nhập khẩu cũng như tính chất. Việc áp dụng đó được xem như là một biện pháp tự vệ để đảm bảo được quá trình giao lưu, mở rộng thị trường tốt hơn, rộng rãi hơn. Nhưng các doanh nghiệp cần phải tuân thủ và đảm bảo được đủ điều kiện cũng như thủ tục đã quy định.

Có thể bạn chưa biết: CO là gì? Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp CO

A voluntary export restraint được hiểu như thế nào?

Ngoài khái niệm trên thì restraint còn được định nghĩa theo cụm thuật ngữ A voluntary export restraint, có nghĩa là hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Hình thức này là mô hình hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Đây được xem như là một biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu. Một mức giới hạn được chính các nhà xuất khẩu đưa ra ở một nước. Theo đó quốc gia theo hình thức này cần hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình theo cách tự nguyện.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Các cuộc thương lượng trong lĩnh vực này được diễn ra giữa các bên để hạn chế đi sự xâm nhập của hàng ngoại. Việc hạn chế xuất khẩu tự nguyện sẽ phần nào có tác động đến kinh tế thị trường. Vì thế hình thường này thông thường sẽ được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn hơn.

Bài viết trên là những phân tích cho định nghĩa restraint là gì. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về chuyên ngành hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi thêm tại website ReviewAZ nhé.

Có thể bạn chưa biết: FCA là gì? Có những trách nhiệm nào của các bên liên quan không?

image

Tác giả: Duy Tân

Đăng ngày: 10/12/24

Có thể bạn quan tâm!

Cover là gì? Cover sử dụng trong những trường hợp nào trong cuộc sống

Cover là gì? Cover sử dụng trong những trường hợp nào trong cuộc sống

Hiện nay trào lưu Cover không còn quá xa lạ với nhiều người. Có thể kể đến một số hoạt động cover khá phổ biến...

26/3 là ngày gì? Lịch sử ra đời ngày 26/3

26/3 là ngày gì? Lịch sử ra đời ngày 26/3

Ngày 26/3 hằng năm luôn là một ngày lễ kỷ niệm được rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam mong chờ. Trong...

Tế bào nhân thực là gì? Đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực là gì? Đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân thực

Thế giới sinh học luôn biết đến với nhiều điều mới mẻ .Trong số đó thuật ngữ tế bào nhân thực cũng mang đến nhiều...

Niết bàn là gì? Cách hiểu đúng về khái niệm niết bàn

Niết bàn là gì? Cách hiểu đúng về khái niệm niết bàn

Niết bàn là khái niệm được đề cập đến trong cách sống này. Vậy, niết bàn là gì? Hãy cùng ReviewAZ đi tìm hiểu trong...

Định lý talet là gì? Ứng dụng định lý Talet vào toán học như thế nào?

Định lý talet là gì? Ứng dụng định lý Talet vào toán học như thế nào?

Định lý Pitago hay định lý định lý Fermat đã vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực toán học rồi. Nhưng bạn đã từng nghe...

Mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch như thế nào?

Mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch như thế nào?

Mỗi mặt hàng sẽ mang một mã số khác nhau. Nhưng thực tế hàng số này có ý nghĩa gì? Nên hiểu các kí tự...