Hỏi đáp 1 tuần trước

Aptomat là gì? Một số thông tin để sử dụng aptomat an toàn, hiệu quả

Aptomat là một thiết bị điện được ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, nhiều loại aptomat có cấu tạo, chức năng khác nhau được ra đời. Việc sử dụng chúng đúng cách không phải điều dễ dàng. Vì vậy, bài viết với chủ đề “aptomat là gì” của chúng tôi ngay sau đây sẽ giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc về aptomat.

Aptomat là gì?

Aptomat là một thuật ngữ bắt nguồn từ nước Nga, có tên tiếng Anh là Circuit Breaker, ký hiệu viết tắt là CB. Dịch ra tiếng Việt, aptomat có nghĩa là thiết bị đóng ngắt tự động, hay có tên gọi khác là cầu dao tự động.

Aptomat

Về chức năng, aptomat được sử dụng để bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong các hệ thống điện sinh hoạt, điện dân dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng, một số thiết bị aptomat còn được trang bị thêm khả năng chống giật, chống rò dùng trong mạng điện công nghiệp. Loại khác còn bảo vệ theo từ nhiệt đáp ứng những mục đích sử dụng đặc biệt.

Để aptomat hoạt động một cách an toàn, hiệu quả, thiết bị này phải thỏa mãn ba yêu cầu cơ bản. Cụ thể như sau:

  • Về chế độ làm việc định mức, aptomat phải có chế độ làm việc dài hạn. Điều này có nghĩa là trị số dòng điện định mức trong aptomat lâu tùy ý. Bên cạnh đó, mạch điện được trang bị trong thiết bị này có khả năng dòng điện lớn trong trường hợp các tiếp điểm của nó đóng hoặc chưa đóng.
  • Aptomat phải có khả năng ngắt trị số dòng điện ngắn mạch lớn, lên tới vài chục KA. Trong đó, aptomat vẫn phải đảm bảo hiệu quả làm việc ngay ở trị số dòng điện định mức.
  • Aptomat ưu tiên có thời gian cắt bé.

Có thể bạn quan tâm: An yên là gì? Làm thế nào để có được một cuộc sống an yên?

Có mấy cách phân loại aptomat?

Để dễ dàng phân phối và sử dụng aptomat đúng mục đích, có 5 cách phân loại aptomat cơ bản như sau:

Theo khả năng chỉnh dòng

Nếu phân loại aptomat theo khả năng chỉnh dòng, tức trị số định mức có thể thay đổi, có hai loại aptomat cơ bản như sau:

  • Aptomat có định mức không đổi, thường là 400A - đây là một hằng số.
  • Aptomat chỉnh dòng định mức, thường dao động 200 - 400A - đây là một biến số, thay đổi tùy mục đích sử dụng.

Theo số pha/số cực của aptomat

Nếu phân loại aptomat theo số pha/số cực của thiết bị (số pha tương đương với số cực) có 6 loại aptomat cơ bản như sau:

  • Aptomat 1 pha
  • Aptomat 1 pha kết hợp trung tính (1P+N), tương đương 2 cực
  • Aptomat 2 pha
  • Aptomat 3 pha
  • Aptomat 3 pha kết hợp trung tính (3P+N), tương đương 4 cực
  • Aptomat 4 pha

Theo dòng cắt ngắn mạch

Cách phân loại aptomat thứ ba là theo dòng cắt ngắn mạch. Cách phân loại này có 3 loại thiết bị cơ bản như sau:

  • Dòng cắt thấp, thường gặp trong các hệ thống điện dân dụng, điện sinh hoạt.
  • Dòng cắt tiêu chuẩn (dòng cắt trung bình), được ứng dụng trong các dòng điện công nghiệp.
  • Dòng cắt cao, ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp hoặc các mục đích sử dụng đặc biệt. Thường aptomat dòng cắt cao có dòng điện định mức lớn, cấu tạo phức tạp với nhiều bộ phận cùng nguyên lý hoạt động khá cồng kềnh.

Theo chức năng hoạt động của aptomat

Phân loại theo chức năng hoạt động của aptomat, có 2 loại thiết bị chính như sau:

  • Aptomat thường, mục đích sử dụng để bảo vệ quá tải, ngắn mạch.
  • Aptomat chống rò - đây là một chức năng hoạt động khác của aptomat, thường là những thiết bị cao cấp, sử dụng với mục đích đặc biệt.  

Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị thường dùng trong dòng điện sinh hoạt, điện dân dụng hằng ngày là aptomat thường.

Theo cấu tạo aptomat

Cách phân loại cuối cùng là phân loại theo cấu tạo thiết bị, có hai loại aptomat chính:

  • Aptomat dạng tép MCB, tên tiếng Anh là Miniature Circuit Breaker.
  • Aptomat dạng khối MCCB, tên tiếng Anh là Moulded Case Circuit Breaker.

Cấu tạo của aptomat gồm mấy phần?

Để sử dụng aptomat hiệu quả cũng như dễ dàng nắm bắt được lỗi kỹ thuật của thiết bị trong quá trình sử dụng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo aptomat. Theo đó, aptomat bao gồm 4 bộ phận chính: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt và móc bảo vệ.

Tiếp điểm

Bộ phận đầu tiên và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của aptomat là tiếp điểm. Aptomat thông thường thường có 2 tiếp điểm là tiếp điểm chính và hồ quang. Trong một số thiết bị đặc biệt, có 3 tiếp điểm là tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang.

Cau-tao-ben-trong-cua-aptomat.

Hộp dập hồ quang

Để aptomat hoạt động hiệu quả trong tất cả các trường hợp, có hai loại dập hồ quang phổ biến là kiểu nửa kín và kiểu hở.

  • Kiểu nửa kín nằm ở vỏ kín của aptomat, được trang bị thêm lỗ thoát khí. Dòng điện giới hạn của bộ phận này không được vượt quá 50KA.
  • Trong khi đó, kiểu hở phát huy tối đa hiệu quả trong trường hợp giới hạn dòng điện cắt vượt quá 50KA hoặc điện áp vượt quá 1000V (cao áp).

Để việc dập tắt hồ quang hiệu quả, nhanh chóng và chính xác, trong cấu tạo aptomat có các lưới ngăn để phân chia.

Cơ cấu truyền động cắt

Bộ phận tiếp theo của aptomat là cơ cấu truyền động cắt. Có hai cách thức hoạt động cơ bản: hoạt động bằng tay hoặc hoạt động bằng cơ điện.

  • Cơ cấu truyền động cắt hoạt động bằng tay trong trường hợp dòng điện định mức không vượt quá 600A.
  • Cơ cấu truyền động cắt hoạt động bằng cơ điện trong trường hợp dòng điện định mức dao động trong khoảng từ 600A đến 1000A.

Móc bảo vệ

Bộ phận cuối cùng trong aptomat là móc bảo vệ. Có hai kiểu móc bảo vệ cơ bản, phổ biến trong các thiết bị aptomat là móc bảo vệ kiểu điện từ và móc bảo vệ kiểu rơle nhiệt.

  • Về cấu tạo, móc bảo vệ điện tử có trang bị cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính. Trong trường hợp hệ thống điện gặp sự cố, bộ phận bị hút và nóc sẽ dập vào khớp rơi tự do.
  • Móc bảo vệ kiểu rơle nhiệt có cấu tạo đơn giản hơn. Khi xảy ra hiện tượng quá tải, tấm kim loại kép có khả năng giãn nở, khớp rơi tự do bị nhả, khiến tiếp điểm aptomat mở.

Có thể bạn quan tâm: Anti Hbs là gì? Mục đích của việc xét nghiệm Anti Hbs?

Một số thông số kỹ thuật cơ bản của aptomat

Trong phần cuối cùng của bài viết, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thông số kỹ thuật thường gặp trên aptomat. Đây đều là những ký hiệu được viết tắt, bạn đọc cần nắm được để chọn mua aptomat hợp lý, sử dụng đúng mục đích.

Nguyen-ly-hoat-dong-cua-aptomat

  • In: dòng điện định mức.
  • Ir: là dòng điện được điều chỉnh song vẫn thuộc phạm vi cho phép của thiết bị.
  • Ue là điện áp làm việc định mức.
  • Icu: ký hiệu này có ý nghĩa là khả năng tải dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong thời gian cố định - 1 giây.
  • Icw: là khả năng chịu dòng ngắn mạch được tính trong một đơn vị thời gian nhất định.
  • AT là ký hiệu viết tắt của Ampe Trip, có ý nghĩa dòng điện tác động.

Trên đây là những thông tin ReviewAZ tổng hợp và cung cấp tới bạn đọc về thiết bị aptomat. Nhìn chung, đây là một trong những thiết bị điện khá quan trọng, được sử dụng trong mọi hệ thống điện như điện dân dụng, điện sinh hoạt, điện công nghiệp,... Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm aptomat là gì, có cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị này và sử dụng chúng đúng mục đích, hiệu quả và an toàn.

Có thể bạn chưa biết: AFB là gì? Đối tượng nào phải tiến hành xét nghiệm?

image

Tác giả: Nguyễn Thảo Vi

Đăng ngày: 09/12/24

Có thể bạn quan tâm!

CPA là gì và những thông tin cần biết nhất về chứng chỉ CP

CPA là gì và những thông tin cần biết nhất về chứng chỉ CP

Nếu bạn đang theo đuổi ngành kế toán tài chính, thì chắc chắn CPA không phải là một thuật ngữ xa lạ. Vậy CPA là...

Cover là gì? Cover sử dụng trong những trường hợp nào trong cuộc sống

Cover là gì? Cover sử dụng trong những trường hợp nào trong cuộc sống

Hiện nay trào lưu Cover không còn quá xa lạ với nhiều người. Có thể kể đến một số hoạt động cover khá phổ biến...

Due diligence là gì? Cần những bước nào trong thẩm định Due diligence?

Due diligence là gì? Cần những bước nào trong thẩm định Due diligence?

Với những người thường xuyên tham gia vào các khoản đầu tư chắc chắn không quá lạ với Due diligence. Tuy nhiên, đối với nhiều...

Main máy tính là gì? Nên chọn main máy tính loại nào?

Main máy tính là gì? Nên chọn main máy tính loại nào?

Phụ kiện và linh kiện của máy tính, laptop cực kỳ đa dạng. Trong đó main máy tính chính là bộ phận chính trong bo...

Wechat là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng wechat

Wechat là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng wechat

Vậy bạn có biết đất nước 900 triệu dân-Trung Quốc đang ưa chuộng ứng dụng nào không? Hãy cùng ReviewAZ khám phá wechat là gì...

TBH là gì? Cách sử dụng TBH trong những trường hợp khác nhau

TBH là gì? Cách sử dụng TBH trong những trường hợp khác nhau

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn có đôi lúc bạn đã bắt gặp cụm từ TBH ở đâu đó như sách báo, tivi, giáo...