Sai chính tả vẫn luôn xảy ra trong giao tiếp, và càng phổ biến hơn trong văn viết thường ngày. Không chỉ nhầm lẫn dấu câu, mà người Việt cũng thường nhầm âm “ch” với “tr”, ví dụ điển hình nhất là hai từ “trân trọng” và “trân trọng”. Vậy chân trọng hay trân trọng mới đúng chính tả? Vì sao đây lại là một lỗi sai thường xuyên dễ mắc phải? Để giải đáp toàn bộ những câu hỏi trên, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của ReviewAZ nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Trong giao tiếp thường ngày, hai từ “chân trọng”, “trân trọng” được phát âm hoàn toàn giống nhau. Với xu hướng cho rằng nói như thế nào thì viết cũng như vậy, nên có không ít người sử dụng từ “chân trọng” trong văn bản. Điều này đã vô tình tạo nên sự thiếu chuyên nghiệp và gây sai lệch nội dung cần truyền tải.
Để phân biệt được “chân trọng” hay “trân trọng”, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nghĩa của từng từ này.
“Chân” có nghĩa là chân thật, chân thành. “Trọng” là quý mến, coi trọng. Hai từ này khi tách ra đều có nghĩa, tuy nhiên hoàn toàn vô nghĩa khi ghép lại với nhau. Trong từ điển tiếng Việt cũng không coi “chân trọng” làm một cụm từ đúng ngữ pháp.
Đây vốn là một từ Hán Việt, thể hiện sự trân quý hết lòng, tình cảm quý mến sâu nặng của chúng ta đối với một ai, hay một điều gì đó. Khi dùng từ này, tức là người nói thực sự có tình cảm chân thành đối với người đối thoại. Ta có thể bắt gặp từ “trân trọng” trong các văn bản phát biểu ở hội trường, trong các buổi diễn thuyết hoặc kể cả công việc, đời sống thường ngày.
Qua phần phân biệt này thì có thể khẳng định, “trân trọng” mới là từ đúng, được ghi rõ trong từ điển tiếng Việt. Do đó trong bất kỳ văn bản nào hay khi giao tiếp, nếu sử dụng “chân trọng” tức là đã sai chính tả.
Có thể bạn chưa biết: Giải đáp chần chừ hay trần trừ mới đúng chính tả Tiếng Việt
Tiếng Việt phức tạp bởi có những âm đọc rất giống nhau, rất khó để phân biệt trong giao tiếp. Sự nhầm lẫn hai âm “ch” và “tr” là một trong những ví dụ phổ biến, làm sai lệch ngữ cảnh và thông điệp bạn muốn truyền tải.
Một số lý do có thể lý giải cho sự nhầm lẫn này đó là
Tiếng Việt hoàn toàn không khó nếu như ta dành nhiều thời gian để rèn luyện. Việc chữa lỗi sai chính tả là rất cần thiết, bởi điều này sẽ giúp chúng ta thể hiện văn bản được tốt hơn, chính xác hơn, đồng thời còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc, học tập.
Một số mẹo bạn có thể tham khảo để tránh nhầm lẫn giữa hai âm này:
Các từ Hán Việt sẽ thường gặp lỗi sai chính tả hơn các từ thuần Việt. Tuy nhiên điểm cộng của từ Hán Việt là có rất nhiều quy tắc để phân biệt.
Âm “ch” cũng thường đứng trước các nguyên âm, điển hình là “oa, oă, uê”, hoặc các từ phủ định như: chẳng, chưa,...
Tuy nhiên cần lưu ý rằng những quy tắc này hầu hết chỉ mang sự tương đối. Tiếng Việt rất linh hoạt, vì thế việc ứng dụng cũng cần linh hoạt dựa theo ngữ cảnh.
Có thể bạn chưa biết: Giải đáp chật chội hay trật trội mới đúng chính tả Tiếng Việt
Một cách khác để cải thiện tình trạng sai chính tả, đó là tìm đọc thật nhiều nguồn tài liệu chính thống, được kiểm soát ngôn ngữ gắt gao. Đó có thể là báo chí, sách văn học, từ điển tiếng Việt.
Hãy chú tâm vào những từ mà bạn thường sai và học kỹ từ này, chắc chắn tình trạng sai chính tả sẽ được giảm thiểu tối đa.
Tất cả mọi ngôn ngữ đều chỉ thành thạo nếu được thực hành thường xuyên. Hãy chăm chỉ viết, đọc và giao tiếp, cũng như chỉnh sửa lỗi sai cho người khác để đạt được kết quả nhanh chóng nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn có thể tham khảo để nắm được chân trọng hay trân trọng là đúng nhất. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy theo dõi ReviewAZ thật thường xuyên trên website nhé!
Có thể bạn chưa biết: Chia sẻ hay chia sẽ cách viết nào đúng và chuẩn chính tả
Trong lĩnh vực kinh tế, GRDP là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều dưới hình thức các báo cáo tài chính. Nó đem...
Với những người thường xuyên sử dụng máy tính, đặc biệt trong việc lập trình chắc chắn không lạ từ ngữ Interface. Nhưng bên cạnh...
Output là một thuật ngữ tiếng anh được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực đời sống hàng ngày. Vậy bạn đã biết hết các...
CEO là người có vị trí cực kỳ quan trọng, chịu trách nhiệm sự thành công hay thất bại của công ty. Vậy CEO là...
Hiện nay, các nhà mạng lớn ở nước ta đều sử dụng khá nhiều các đầu số khác nhau cho các thuê bao của mình....
Trong quá trình hoạt động và kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới chỉ số Roe. Vậy Roe là gì? Chỉ số...