Lạm phát là gì? Tổng hợp một số thông tin về lạm phát?

Mỗi một phương diện luôn sở hữu những hạn chế nhất định. Đối với kinh tế thì lạm phát luôn là điều mà nhiều nhà làm kinh tế lo ngại. Vậy thực sự bạn đã hiểu lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Ảnh hưởng của lạm phát tới kinh tế như thế nào?Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ReviewAZ để có thể hiểu rõ về vấn đề này!

Lạm phát là gì?

Sự tăng mức giá chung lên liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, cùng với đó làm mất giá trị một loại tiền tệ được gọi là lạm phát. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, có thể hiểu sau 2 ý dưới đây:

lam-phat-la-gi

  • Lạm phát của loại tiền tệ gây nên ảnh hưởng, tác động đến phạm vi kinh tế của quốc gia. Mức giá tăng cao, đơn vị tiền tệ sẽ mua được số lượng ít hàng hóa và dịch vụ so với trước. Vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
  • Có thể nói sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, khi lạm phát xảy ra làm giá chung hàng hóa dịch vụ tăng. Vì vậy lạm phát một loại tiền tệ có thể tác động đến phạm vi kinh tế sử dụng tiền tệ đó.

Ngoài ra liên quan đến lạm phát còn có một số khái niệm khác như:

  • Giảm phát: Thể hiện sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế
  • Thiểu phát: Thể hiện sự lạm phát ở tỷ lệ nhỏ
  • Siêu lạm phát: Thể hiện tình trạng lạm phát cao nhất. Thường ở mức này sẽ tác động phá hoại nền kinh tế và dẫn đến ngoài tầm kiểm soát
  • Tái lạm phát: Cố gắng, nỗ lực nâng cao mức giá để chống lại áp lực giảm phát.

Có thể bạn chưa biết: Bảng cân đối kế toán là gì? Bật mí cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết nhất

Mức độ lạm phát

Đối với vấn đề lạm phát cũng được chia ra các mức độ nhất đinh. Hiện nay được chia thành 3 mức độ:

Muc-do-lam-phat-duoc-chia-ra-lam-ba-muc-chinh.

  • Lạm phát tự nhiên 0 – dưới 10%: Với mức độ này thì nền kinh tế hoạt động bình thường, ít khi gặp rủi ro và đời sống người dân được đảm bảo.
  • Lạm phát phi mã 10% đến dưới 1000%: Khi xảy ra lạm phát phi mã gây nên những thiệt hại lớn về nền kinh tế, làm cho kinh tế biến động trầm trọng.
  • Siêu lạm phát: trên 1000%: Ở mức độ này để lại hậu quả vô cùng lớn. Đặc biệt những quốc gia gặp phải vấn đề lạm phát này rất khó để khắc phục và đưa đất nước trở lại trạng thái ban đầu.

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Để hiểu rõ hơn về lạm phát là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra lạm phát. Hãy cùng theo dõi nhé!

nguyen-nhan-gay-nen-lam-phat

Lạm phát do cầu kéo

Khi thị trường một mặt hàng nào đó tăng sẽ khiến giá cả mặt hàng đó tăng. Cùng với đó giá của các mặt hàng khác tăng theo, dẫn đến sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa trên thị trường. Từ đó dẫn đến sự tăng lên về cầu và được gọi là lạm phát do cầu kéo.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy thường xuất hiện ở các doanh nghiệp gồm: tiền lương, giá cả nguyên liệu, máy móc,... Khi giá cả của một hay các yếu tố tăng thì chi phí sản xuất tăng vì vậy giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng để đảm bảo toàn lợi nhuận. Từ đó mức giá chung của nền nền kinh tế đều tăng vì vậy được gọi lạm phát do chi phí.

Lạm phát do cơ cấu

Với những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tiền công cho người lao động. Tuy nhiên những doanh nghiệp kinh doanh không tốt, nhưng theo xu thế buộc phải tăng tiền công.

Nhưng vì không đủ kinh phí chi trả vì vậy khi tăng tiền công cho người lao động thì doanh nghiệp  phải tăng giá thành để đảm bảo mức lợi nhuận. Từ đó mà phát sinh ra vấn đề lạm phát do cơ cấu.

Lạm phát do cầu thay đổi

Thị trường tiêu thụ giảm nhu cầu về một mặt hàng, tuy nhiên các mặt hàng khác lại tăng lên. Vì vậy thị trường mà có người cung cấp độc quyền và giá cả khá cứng nhắc phía dưới. Dẫn đến mặt hàng đó lượng nhu cầu giảm nhưng vẫn không giảm giá. Nhưng trái lại mặt hàng có lượng cầu tăng lại tăng giá. Kết quả chung dẫn đến lạm phát

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, làm cho tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, lúc đó sản phẩm thu gom cho xuất khẩu khiến hàng cung cho thị trường trong nước giảm sút. Vì vậy dẫn đến tổng cung trong nước thấp hơn cầu và khi mặt này không cân bằng sẽ dẫn đến lạm phát

Lạm phát do nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho hàng hóa bán sản phẩm trong nước tăng. Lúc này mức giá chung của các mặt hàng mật khẩu tăng dẫn đến lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền trong nước tăng. Như việc ngân hàng trung ương mua ngoại tệ giữ cho đồng tiền trong nước không mất giá. Hay ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước, dẫn đến lượng tiền lưu thông tăng lên dẫn đến lạm phát.

Có thể bạn chưa biết: Procurement là gì? Một số hiểu biết chung nhất về procurement

Tác động lạm phát với kinh tế

Trong ngành kinh tế thì lạm phát vừa mang đến những tác động tiêu cực, tuy nhiên cũng sở hữu những tác động tích cực. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tac-dong-lam-phat-den-nen-kinh-te

Tác động tiêu cực

  • Lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất

Việc tác động lên lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Đặc biệt nhằm duy trì hoạt động ổn định ngân hàng để ổn định lãi suất thực.

Tuy nhiên lãi suất thực bằng hiệu lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao, vì vậy muốn lãi suất ổn định và thực dương thì lãi suất cần tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Từ đó dẫn đến hậu quả nền kinh tế phải gánh chịu thất nghiệp gia tăng do suy thoái kinh tế.

  • Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế

Lạm  phát tăng mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi làm cho thu nhập thực tế người lao động giảm. Thu nhập thực các khoản lãi, khoản lợi tại giảm là do lạm phát làm. Từ đó thu nhập thực của những người cho vay bằng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát giảm xuống, gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

  • Lạm phát làm cho phân phối thu nhập không bình đẳng.

Lạm phát tăng, giá trị đồng tiền giảm, người vay có lợi trong vay vốn. Dẫn đến làm nhu cầu tiền vay tăng lên trong nền kinh tế, làm đẩy lãi suất lên cao.

Ngoài ra lạm phát tăng làm mất cân đối quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Gây ra những rối loạn trong nền kinh tế, tạo ra khoảng cách về thu nhập và mức sống.

  • Lạm phát ảnh hưởng các khoản nợ quốc gia

Lạm phát làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn những đồng ngoại tệ tính trên các khoản nợ. Dẫn đến các khoản nợ trở nên trầm trọng hơn ở mỗi quốc gia.

Tác động tích cực

Khi tốc độ lạm phát ở mức 2 - 5% đối với các nước phát triển và các nước đang phát triển dưới 10% sẽ mang lại những lợi ích:

  • Kích thích sự tiêu dùng, các khoản vay nợ và đầu tư giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
  • Tăng thêm khả năng lựa chọn cho chính phủ các công cụ kích thích đầu tư và các lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng. Cùng với đó phân phối thu nhập vào các nguồn lực trong xã hội theo định hướng và mục tiêu trong thời gian. Tuy nhiên cần được chọn lọc kỹ càng.

Trên đây là một số thông tin về lạm phát là gì mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ góp phần vào hiểu biết của bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề lạm phát trong kinh tế.

Có thể bạn chưa biếtLợi tức là gì? Lợi tức và lãi suất có khác nhau không?

Có thể bạn quan tâm!
HJ là gì? Có nên HJ thường xuyên hay không?
HJ là gì? Có nên HJ thường xuyên hay không?

HJ thoạt nghe qua thì không phải ai cũng biết là gì. Nhưng thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người biết về cụm từ này hơn. Hiểu nôm na thì HJ không thể thiếu trong đời sống tình dục của mỗi con người. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về loại hoạt động tình dục này.

Giải đáp thắc mắc: ERP là gì và có những vai trò gì cho công ty của bạn
Giải đáp thắc mắc: ERP là gì và có những vai trò gì cho công ty của bạn

Để phát triển một doanh nghiệp, công ty, cần rất nhiều giải pháp công nghệ hiện đại. Trong đó, hệ thống ERP nổi lên như một phần mềm đa chức năng, mang tới hiệu quả nhanh chóng và thông minh. Vậy ERP là gì? Vai trò của hệ thống này đối với những kế hoạch phát triển doanh nghiệp như thế nào?