Tế bào nhân thực là gì? Đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân thực

Thế giới sinh học luôn biết đến với nhiều điều mới mẻ và cần được khám phá. Trong số đó thuật ngữ tế bào nhân thực cũng mang đến cho mọi người nhiều sự tò mò. Tế bào nhân thực là gì? Cấu tạo của tế bào nhân thực? Đặc điểm của tế bào nhân thực? Tại bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về loại tế bào này!

Tế bào nhân thực là gì?

Đây là một dạng tế bào của động vật, thực vật và nấm. Ngoài ra tế bào nhân thực cũng xuất hiện ở một số loại tế bào khác. Đặc điểm chính của tế bào này là cấu tạo màng nhân và một số bào quan thực hiện những chức năng khác nhau trong một cá thể.

te-bao-nhan-thuc-là-gi

Tùy vào mỗi loại bào quan mà sẽ có cấu trúc phù hợp và tương ứng với chức năng chuyển hóa riêng biệt. Bên cạnh nhờ hệ thống màng mà tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ.

Đặc điểm của tế bào nhân thực

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về tế bào này. Dưới đây là một số đặc điểm mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn:

  • Thông thường các tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
  • Ở mỗi loại tế bào khác nhau sẽ tương ứng với thành tế bào khác nhau. Với tế bào thực vật bằng Xenlulôzơ. Với tế bào nấm là Kitin. Hoặc ở tế bào động vật có chất nền ngoại bào.
  • Có màng nhân
  • Tế bào chất gồm có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng.

Có thể bạn quan tâm: Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp với thực vật

Cấu trúc tế bào nhân thực

Mỗi loại tế bào đều sở hữu cấu trúc riêng biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tế bào này có cấu trúc như thế nào?

cau-truc-te-bao-nhan-thuc

Nhân tế bào

Có thể nói nhân tế bào là bộ phận dễ quan sát nhất khi nhìn vào trong tế bào nhân thực. Và thường thì đây là một trong những yếu tố đầu tiên mà cần phải tìm hiểu.

Thông thường trong tế bào của động vật, nhân là bộ phận luôn được xác định sẽ nằm tại vị trí trung tâm. Còn với tế bào thực vật thì có không bào phát triển tạo điều kiện giúp nhân phân bố tại vùng ngoại biên.

Phần lớn nhân tế bào có hình dáng bầu dục hay hình cầu. Và kích thước phổ biến nhất có thể thấy là 5µm.

  • Màng nhân: Màng nhân sẽ gồm màng ngoài và màng trong và độ dày mỗi màng khoảng 6 - 9nm. Màng ngoài thường gắn cấu tạo liền với nhiều phân tử protein. Lúc này sẽ cho phép những phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân một cách thuận lợi nhất.
  • Chất nhiễm sắc: Các chất nhiễm sắc thể chứa chính là ADN và cùng với đó có thể thấy nhiều protein kiềm tính. Các sợi nhiễm sắc thể này qua quá trình xoắn tạo thành nhiều nhiễm sắc thể. Trong tế bào nhân thực số lượng các nhiễm sắc thể sẽ mang những đặc trưng riêng biệt của mỗi loài.
  • Nhân con: Một hoặc một vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với các phần còn lại sẽ được chứa trong nhân của các tế bào nhân thực. Nó còn được biết đến với tên gọi nhân con hay còn gọi hạch nhân. Ở mỗi nhân con chứa protein là chủ yếu và hàm lượng lên tới 80 - 85%.
  • Chức năng nhân tế bào: Đây là một trong những thành phần quan trọng của tế bào. Nó chính là nơi lưu trữ các thông tin di truyền hay còn được biết đến là trung tâm điều hành. Giúp định hướng và giám sát những hoạt động trong quá trình trao đổi chất. Thông thường hoạt động này thực hiện trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào.

Có thể bạn quan tâm: Ăn mòn điện hóa là gì? Cẩm nang giải đáp về ăn mòn điện hóa

Riboxom

Riboxom là bào quan không có màng bọc và sở hữu kích thước khá nhỏ. Kích thước chính thường dao động trong khoảng 15 -25nm. Mỗi tế bào thường chứa từ hàng vạn đến hàng triệu Riboxom.

Trong Riboxom thành phần hóa học chủ yếu là rARN và protein. Vì vậy mỗi Riboxom sẽ gồm một hạt lớn và một hạt bé. Và đây là nơi tổng hợp protein là chức năng  chính của Riboxom.  

Lưới nội chất

Chức năng của lưới nội thất cũng là một phần quan trọng trong tế bào nhân thực. Đây là hệ thống màng có vị trí nằm bên trong tế bào nhân thực. Từ đó có thể tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau. Nhằm tạo nên sự ngăn cách giữa các phần còn lại của tế bào.

Trong lưới nội thất chia thành:

  • Lưới nội chất hạt
  • Lưới nội chất trơn

Hai loại này sở hữu những đặc trưng riêng biệt. Nhưng tạo nên những xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào là chức năng chính của bộ phần này. Ngoài ra nó sản xuất ra các sản phẩm nhất định và đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào.

Bộ máy Gôngi

Sở hữu cấu tạo đặc biệt với dạng túi xếp cạnh nhau. Chúng thường không dính lấy nhau mà tách biệt riêng rẽ. Chức năng chính là lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm đến tế bào.

So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Thông thường nhiều người khi tìm hiểu sẽ nhầm lẫn giữa hai loại tế bào này. Và để bạn có cái nhìn rõ nhất dưới đây là một số ý so sánh mà chúng tôi muốn cung cấp

so-sanh-giua-hai-te-bao-nhan-so-te-bao-nhan-thuc

Giống nhau

Cả hai loại tế bào này đều có 3 thành phần chính:

  • Màng sinh chất
  • Tế bào chất
  • Vùng nhân hoặc nhân

Khác nhau

Đối với tế bào nhân sơ

  • Sở hữu kích thước nhỏ và cấu tạo vô cùng đơn giản
  • Không có màng bọc vật chất di truyền
  • Đặc biệt tế bào này không có hệ thống nội màng
  • Không có màng bọc các bào quan
  • Bên cạnh đó tế bào nhân sơ không sở hữu khung tế bào.

Tế bào nhân thực

  • Khác với tế bào nhân sơ thì nhân thực có kích thước lớn và cấu trúc vô cùng phức tạp
  • Có màng bao bọc di vật chất di truyền
  • Sở hữu hệ thống nội màng
  • Có màng bao bọc các bào quan
  • Đặc biệt tế bào nhân thực sở hữu cấu tạo khung tế bào.

Có thể nói ngoài cấu tạo 3 thành phần chính thì các hệ thống của hai tế bào này khác nhau khá lớn.

Trên đây là một số thông tin về tế bào nhân thực mà ReviewAZ đã tổng hợp và chắt lọc được. Hy vọng những kiến thức trong thế giới sinh học ở trên phần nào giúp bạn hiểu hơn. Ngoài ra có thể phân biệt được trong những trường hợp cần sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Axit glutamic là gì? Chúng có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Có thể bạn quan tâm!
Chỉn chu hay chỉnh chu? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt
Chỉn chu hay chỉnh chu? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt

Được xem là 1 trong 10 loại ngôn ngữ “ khó nuốt” nhất thế giới, tiếng Việt khiến nhiều người phải nhầm lẫn với hàng loạt các cụm từ đồng âm, đồng nghĩa. Trong đó, chỉnh chu và chỉn chu là cặp từ thường gặp hiểu lầm nhiều nhất. Vậy chỉn chu hay chỉnh chu mới đúng

MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức
MOU là gì? Phân biệt MOU với hợp đồng chính thức

Trong quá trình hợp tác, thỏa thuận, ký hợp đồng lâu dài để cùng phát triển, MOU là một giai đoạn không thể thiếu. Tuy nhiên khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ trong cộng đồng kinh doanh. Nếu bạn mới gia nhập vào lĩnh vực này và vẫn chưa nắm rõ thuật ngữ trên, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. ReviewAZ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu MOU là gì qua bài viết sau đây