Trong cuộc sống hiện nay, các vật dụng, nhất là những trang thiết bị bằng kim loại bị gỉ sét đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Cơ chế của quá trình ra sao? Hãy cùng ReviewAZ tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan, áp dụng hiệu quả những biện pháp chống ăn mòn điện hóa.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Theo lý giải của các chuyên gia, hiện tượng vật dụng bị gỉ sét sau một thời gian để ngoài trời, gặp nước mưa được gọi là ăn mòn điện hóa. Hiện tượng này xảy ra trong điều kiện hợp kim tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Kết quả tạo nên dòng điện khiến kim loại bị phá hủy. Ăn mòn điện hóa được xem là hiện tượng ăn mòn kim loại thường gặp nhất trong cuộc sống và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất.
Một số vật dụng thường xuyên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa có thể kể đến như:
Có thể bạn quan tâm: Cấp số nhân là gì? Định nghĩa, công thức và bài tập ứng dụng
Để có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình ăn mòn điện hóa, phân biệt chúng với những hiện tượng ăn mòn khác, hãy cùng chúng tôi giải đáp một số thắc mắc về từ khóa này.
Trước hết, bản chất hóa học của quá trình ăn mòn điện hóa là gì? Theo lý giải từ các chuyên gia, bản chất sâu xa của tình trạng này là xảy ra phản ứng oxi hóa khử tại bề mặt của điện cực. Cụ thể, quá trình oxi hóa kim loại diễn ra ở cực âm của điện cực. Trong khi đó quá trình khử các ion, đối với trường hợp dung dịch điện ly là axit xảy ra ở cực dương của điện cực.
Kết quả của quá trình là tạo ra dòng electron dịch chuyển vị trí từ cực âm sang cực dương. Chúng có khả năng khiến cho kim loại bị ăn mòn. Phương trình hóa học mô phỏng hiện tượng này như sau:
Về cơ chế xảy ra tình trạng ăn mòn điện hóa được mô tả thông qua hệ thống phương trình hóa học, diễn biến theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
Phương trình mô tả: Me + nH2O = Mem+ + me (Trong đó m là số hóa trị của kim loại xảy ra tình trạng ăn mòn, H2O là nước).
Phương trình mô tả: D + me = Dme
Hiện tượng ăn mòn điện hóa sẽ dừng lại trong trường hợp quá trình Anot và Catot không xảy ra đồng thời. Khi đó, kim loại sẽ bị chuyển hóa, phân chia thành những vùng vi Anot và những vùng vi Catot ở vị trí xen kẽ nhau. Phần Anot kim loại bị hòa tan trong khi phần Catot sẽ tiến hành quá trình khử.
Trong trường hợp khác, nếu quá trình Anot và Catot cùng đồng thời xảy ra tại một thời điểm, các điện tử từ phần Anot sẽ chuyển về Catot. Và ngược lại, Cation từ Anot dịch chuyển về Catot, Anion từ Catot chuyển dời về Anot.
Có thể kết luận, quá trình ăn mòn điện hóa thường xuyên diễn ra với kim loại sắt, các vật dụng chế tác từ sắt. Hiện tượng này xảy ra từ ngoài vào trong các trang thiết bị. Sẽ dừng lại khi kim loại bị ăn mòn hết.
Có 3 điều kiện cần và đủ để xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, cụ thể như sau:
Cả ba điều kiện trên phải cùng tác động và xảy ra đồng thời. Thiếu 1 điều kiện, hiện tượng ăn mòn điện hóa sẽ không xảy ra.
Bên cạnh ăn mòn điện hóa, trong cuộc sống còn xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. Nhiều người đã vội đánh đồng hai khái niệm này và cho rằng chúng giống nhau. Tuy nhiên, về mặt bản chất, ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là hai hiện tượng hoàn toàn tách biệt. Chúng tôi sẽ tiến hành so sánh hai khái niệm này trong bảng dưới đây dựa trên các tiêu chí:
Tiêu chí |
Ăn mòn điện hóa |
Ăn mòn hóa học |
Định nghĩa |
Là hiện tượng kim loại bị phá hủy nếu hợp kim tiếp xúc với những dung dịch chất điện li. Kết quả tạo nên dòng điện. |
Là quá trình oxi hóa khử. Tại đó các hạt electron của kim loại chuyển dời trực tiếp đến các chất trong môi trường. |
Điều kiện |
Phổ biến ở những thiết bị lò đốt. Về đặc điểm, chúng phải tiếp xúc nhiều với hơi nước và khí oxi. |
Các điện cực xảy ra ăn mòn hóa học phải khác nhau, Phân biệt bằng cách kim loại có thế điện cực chuẩn lớn hơn sẽ là cực dương. Các điện cực phải tiếp xúc nhau thông qua dây dẫn bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li theo các cách tương tự. |
Cơ chế |
Hai phản ứng mô tả cụ thể như sau: 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2↑ 3Fe + 2O2 Fe3O4 |
Minh họa diễn ra giữa F3 và C, chất xúc tác có khí CO2, SO2, O2... Tinh thể Fe là cực âm, C là cực dương. Phản ứng xảy ra: Phản ứng khử ở cực dương: 2H+ + 2e → H2 ; O2 + 2H2O + 4e → 4OH- Phản ứng oxy hóa ở cực âm: Fe → Fe2+ + 2e Fe2+ bị hòa tan trong dung dịch chứa oxi. Kết quả tạo thành Fe3+. Hình thành lớp gỉ sắt chứa hợp chất Fe2O3.nH2O. |
Bản chất |
Là quá trình oxy hóa - khử. |
Là sự ăn mòn kim loại diễn ra khi có sự tác động của dung dịch chất điện li. Kết quả tạo nên dòng điện. |
Có thể bạn quan tâm: Thừa số là gì? Làm sao để phân tích một số thành các thừa số nguyên tố
Để ngăn chặn sự hiện tượng ăn mòn điện hóa cũng như khiến chúng diễn ra với tốc độ chậm hơn, có 2 biện pháp cơ bản như sau:
Trên đây là bài viết của chúng tôi với từ khóa ăn mòn điện hóa. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình này. Từ đó, áp dụng những biện pháp ngăn chặn sự ăn mòn điện hóa một cách hiệu quả để bảo vệ các trang thiết bị của mình.
Có thể bạn quan tâm: Cách tính chu vi hình tròn và các bài tập ví dụ về tính chu vi hình tròn
Trong chương trình vật lý lớp 8, chúng ta đã từng đọc qua về áp suất. Từ nguyên lý hoạt động của nó, người ta...
Trước thềm năm mới, mỗi gia đình, mỗi thành viên đều có những dự định riêng cho mình. Vậy năm 2011 là năm con gì?...
Trong ngành thương mại xuất khẩu thì quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ cần rất nhiều giấy tờ. Đó là sự giao dịch để...
Lĩnh vực xuất nhập khẩu nước ta đang có xu hướng ngày càng phát triển. Đi kèm theo đó là những thủ tục giấy tờ...
Câu cầu khiến được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Vậy câu cầu khiến là gì và có đặc điểm như thế nào? Cùng...