Thăm khám răng miệng là điều mà chúng ta cần làm thường xuyên để bảo vệ sức khỏe. Đây là việc cần làm thường xuyên vì hiện nay xuất hiện khá nhiều bệnh răng miệng. Một trong số những bệnh phổ biến là sâu răng, hỏng tủy,… Phương pháp tốt nhất mà nha sĩ khuyên dùng là trám răng. Vậy trám răng là gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích ở trong bài viết này nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Trám răng là gì?
Trám răng là phương pháp giúp xử lý tình trạng bệnh lý của răng. Mục đích của phương pháp này nhằm giúp cải thiện tình trạng răng bị hư hỏng. Một số tình trạng răng như: sâu răng, răng bị vỡ, bị mẻ, hai răng thưa nhau,…
Trám răng giúp cho răng trở về trạng thái tự nhiên, bình thường như lúc ban đầu. Phương pháp này giúp ngăn ngừa tình trạng răng bị sâu và số một số bệnh lý khác.
Công nghệ trám răng phổ biến hiện nay là sử dụng hợp chất composite tram lên bề mặt răng. Sau đó chiếu đèn xanh như laser hay halogen để làm đông cứng hợp chất composite. Từ đó, giúp hợp chất bám trên bề mặt răng được tốt hơn.
Các trường hợp cần can thiệp trám răng
Hiện nay, phương pháp trám răng được khá nhiều người tin dùng. Chúng có rất nhiều ưu điểm mang lại cho hàm răng của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp như thế nào thì nên sử dụng phương pháp này. Hãy theo dõi ngay những trường hợp cần can thiệp trám răng ở dưới đây.
- Răng xuất hiện tình trạng sưng, đau nhẹ, có một vài lỗ hổng nhỏ li ti. Bên cạnh đó, các chấm đen bắt đầu xuất hiện kéo theo mùi khó chịu.
- Chân răng thường xuyên bị chảy máu do chân răng bị khuyết. Trong khi đánh răng thường xuất hiện tình trạng ê buốt. Bên cạnh đó, việc nhai trở nên khó hơn do răng bị lung lay.
- Trường hợp bị gãy, mẻ răng do va chạm mạnh. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ.
- Một trường hợp nên sử dụng dịch vụ trám răng là răng bị thưa. Khe răng hở tạo ra những lỗ hổng khiến mất thẩm mỹ. Trám răng không chỉ cải thiện tình trạng răng mà còn tránh thức ăn tích tụ gây hôi miệng.
Trám răng có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?
Thực hiện các tiểu phẫu răng miệng có gây hại tới sức khỏe hay không là câu hỏi của khá nhiều người. Thực tế, trám răng không hề ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng thiết bị và vật liệu đạt chuẩn. Bên cạnh đó, trình độ của nha sĩ cũng cần đạt tiêu chuẩn cao.
Trám răng là thủ thuật bên ngoài răng. Vì thế nó không gây đau, ê, buốt hay ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào.
Có thể bạn chưa biết: HCV là gì? Tổng quan về căn bệnh do HCV gây ra
Lợi ích vượt trội khi thực hiện trám răng là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà trám răng là biện pháp được nhiều nha sĩ khuyên dùng. Bởi chúng đem lại cho người dùng rất nhiều những lợi ích. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của phương pháp nha khoa này.
- Sử dụng vật liệu tốt giúp tuổi thọ mối hàn được cao hơn. Vật liệu phổ biến trong quá trình trám răng hiện nay là composite. Loại vật liệu này có tuổi thọ cao, độ chống chịu lực tốt.
- Các mối tram thường có tuổi thọ khá cao. Có được tính năng này bởi khi trám răng, nha khoa sử dụng đèn xanh để chiếu.
- Tuổi thọ của các mối trám răng từ 6 đến 8 năm. Để đạt được hiệu quả trám răng cao, người dùng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Hiện nay, đa phần các nha khoa đều sử dụng công nghệ trám răng cao cấp. Vì thế, mối trám răng khá giống thật, không hề giả. Như vậy, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Một số người thường sợ răng trám răng ảnh hưởng đến phần răng còn lại. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hề xảy ra.
- Ưu điểm nổi bật của hình thức này giúp ngăn chặn tình trạng viêm lợi và sâu răng. Đây được coi như sự cứu cánh cho hàm răng.
- Không hề tốn quá nhiều thời gian là ưu điểm khiến phương pháp này trở nên phổ biến. Chỉ gói trọn trong một lần thăm khám, trám răng sẽ được thực hiện ngay lập tức.
- Bên cạnh các hình thức khác, trám răng mang lại hiệu quả cao một phần nhờ chi phí rẻ. Bạn chỉ tốn từ vài trăm nghìn để “trùng tu” răng miệng.
Có thể bạn chưa biết: Anti Hbs là gì? Mục đích của việc xét nghiệm Anti Hbs?
Một số lưu ý sau khi thực hiện phương pháp trám răng
Trám răng tuy là phương pháp đơn giản nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm. Dưới đây, hãy cùng tham khảo những vấn đề có thể xảy ra sau khi trám răng.
Những điều không mong muốn có thể xảy ra khi trám răng
- Người trám răng có thể xuất hiện tình trạng ê buốt, đau nhức. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc bác sĩ cạo vết răng quá sâu. Vì thế, nếu bạn khá nhạy cảm về vấn đề răng miệng, hãy nhắc nha sĩ trước khi làm thủ thuật.
- Bạn nên tham khảo dịch vụ trám răng hoặc lựa chọn cơ sở có uy tín. Nếu sử dụng các vật liệu không đảm bảo, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng ê buốt sau một thời gian.
- Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp bác sĩ không có tay nghề cao thực hiện. Họ có thể không chữa dứt điểm mối răng sâu. Sau đó lại đắp mối hàn vào khiến tình trạng sâu răng càng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, lựa chọn cơ sở uy tín là lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
- Vấn đề thường gặp kéo theo sự việc bác sĩ thiếu tay nghề là tình trạng sâu răng tái diễn. Tuy nhiên, trường hợp này còn có thể xảy ra nghiêm trọng hơn. Một số bệnh nhân còn bị hỏng tủy.
Sau khi trám răng, nên làm gì?
- Trám răng khá đơn giản nhưng việc chăm sóc răng miệng sau trám cần được lưu ý. Người bệnh cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng bằng bàn chải có lông chải mềm, góc nghiêng khoảng 45 độ.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho tăm thông thường. Với các trường hợp trám kẽ răng, chỉ nha khoa khá mềm giúp len lỏi vào kẽ răng. Nếu sử dụng tăm thông thường có thể làm bung mối hàn.
- Thường xuyên súc miệng nước muối nhiều lần, nhất là sau bữa ăn. Việc này giúp loại bỏ một phần thức ăn thừa trong khoang miệng.
- Thăm khám nha sĩ định kỳ để phát hiện ra những trường hợp xấu. Các nha sĩ hàng đầu khuyên rằng, bạn nên thăm khám định kỳ 3 tháng/lần. Hoặc ít nhất là 6 tháng/lần để đảm bảo hàm răng chắc khỏe.
- Tuân thủ nghiêm hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, nếu có những dấu hiệu lạ, cần gọi điện cho cơ sở nha khoa để được hướng dẫn kịp thời.
Sau khi trám răng, không nên làm gì?
- Sau khi thực hiện phương pháp hàn răng, bạn không nên ăn trong vòng 2 tiếng sau đó. Điều này đảm bảo khoang miệng được khô ráo. Từ đó hạn chế việc bung mối hàn.
- Không sử dụng quá nhiều đồ ăn khô, cứng khiến mối hàn có khả năng bị bung ra. Đồng thời hạn chế thức ăn chứa nhiều đường tránh tình trạng sâu răng trở lại.
- Không sử dụng thức ăn/đồ uống có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ không thích hợp có thể làm miếng trám bị bong tróc.
Răng miệng, đặc biệt là răng miệng có vấn đề cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Ở bài viết này, ReviewAZ đã gửi tới bạn những thông tin xung quanh trám răng là gì? Hy vọng rằng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có một hàm răng chắc khỏe và sáng bóng.
Có thể bạn chưa biết: AFB là gì? Đối tượng nào phải tiến hành xét nghiệm?