Tài sản cố định là gì? Hướng dẫn phân loại tài sản cho các doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết để có thể vận hành bình thường đó là có nguồn vốn - nguồn ngân sách ổn định. Và trong quản lý ngân sách của doanh nghiệp thì tài sản cố định chính là yếu tố được chú trọng nhiều nhất. Vậy tài sản cố định là gì? Cùng ReviewAZ tìm hiểu kỹ hơn nhé

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định ( TSCĐ) là tên gọi chung của tất cả những loại tài sản có hình dạng cố định mà người sở hữu hoặc quan sát có thể dễ dàng nhận biết. Ngoài ra, đó cũng là những loại vật chất vô định hình có thời gian vận hành khoảng từ 1 năm trở lên và có giá trị cao.

Tất cả các tài sản cố định đều bắt buộc phải là vật chất có khả năng phục vụ, sinh lời cho các hoạt động kinh doanh sản xuất.

TSCĐ-dong-vai-tro-quan-trong-trong-ngan-sach-doanh-nghiep

TSCĐ có thể được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau

  • Phục vụ hoạt động kinh doanh
  • Hỗ trợ cho các hoạt động phúc lợi, quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp

Không những thế, TSCĐ là một phần không thể bỏ qua trong hoạt động định giá cả sản phẩm kinh doanh. Cũng nhờ đó, người quản lý có thể lượng giá được khả năng sinh lời, từ đó đưa ra nhiều kế hoạch, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâmLợi nhuận ròng là gì? Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận ròng?

Phân loại tài sản cố định trong kinh doanh

Để dễ dàng phân biệt và quản lý tài chính, TSCĐ của các doanh nghiệp sẽ được thành 3 loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt

Tài sản hữu hình

Tài sản hữu hình là những loại hình tài sản có hình thái rõ ràng, kết cấu cụ thể và độc lập. Ngoài ra, nó cũng có thể là tập hợp nhiều thành phần tài sản riêng biệt liên kết với nhau để cùng đảm nhiệm một chức năng quan trọng nào đó.

Vật chất được coi là tài sản dạng hữu hình cần phải đạt được cả 3 tiêu chí sau đây

  • Đã có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
  • Việc sử dụng trong tương lai chắc chắn phải thu lại được lợi ích
  • Giá trị của vật chất phải được xác định một cách cụ thể và tổng giá trị ít nhất phải từ 30 triệu trở lên

Ví dụ các loại vật chất hữu hình như: đất đai, máy móc sản xuất, nhà cửa, kho xưởng, xe cộ,...

Vat-chat-co-hinh-dang-cu-the-duoc-xem-la-TSCD-huu-hinh

Lưu ý:

  • Với các vườn trồng cây lâu năm, mỗi một loại cây hoặc mỗi mảnh vườn thỏa mãn 3 tiêu chí trên vẫn được coi là TSCĐ hữu hình
  • Với các khu chăn nuôi súc vật, mỗi một súc vật có khả năng làm việc và cho ra được sản phẩm có giá trị, đồng thời thỏa mãn cả 3 tiêu chí là 1 TSCĐ hữu hình
  • Cho một hệ thống các bộ phận riêng biệt có liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có 1 không gian và thời gian sử dụng riêng lẻ. Nếu hệ thống vẫn có thể hoạt động nếu thiếu 1 bộ phận nhưng do yêu cầu quản nên phải bắt buộc thêm vào. Và bộ phận này đáp ứng đủ 3 tiêu chí đã liệt kê thì cũng được coi là 1 TSCĐ hữu hình

Tài sản vô hình

Đây là dạng vật chất không có hình thái cụ thể, nó cũng tham gia vào 1 chu trình sản xuất và đáp ứng một lượng đầu tư nhất định.

Ví dụ: phí đầu tư, phí bản quyền, chi phí sử dụng đất, bằng sáng chế,...

Ngoài ra, những loại vật chất nào đang còn trong giai đoạn triển khai và thỏa mãn 7 điều kiện dưới đây vẫn được coi là TSCĐ vô hình

  • Có tính khả quan, các yếu tố kỹ thuật đạt chuẩn, đảm bảo có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng theo kế hoạch
  • Có kế hoạch sau khi hoàn thành sẽ trưng dụng để dùng trong sản xuất hoặc buôn bán
  • Có khả năng được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng
  • Trong tương lai sau khi đã hoàn thành, vật chất này chắc chắn phải tạo ra lợi nhuận
  • Doanh nghiệp có đủ các điều kiện về tài chính, kỹ thuật và mối quan hệ để hoàn thành giai đoạn triển khai vật chất đó
  • Có kế hoạch dự toán toàn bộ chi phí triển khai
  • Dự tính có thể đạt được thời gian tiêu chuẩn sử dụng và giá trị đúng như quy định đề ra

Có thể bạn quan tâmLợi tức là gì? Lợi tức và lãi suất có khác nhau không?

Tài sản đi thuê tài chính

TSCĐ đi thuê tài chính có thể được hiểu như một dạng vật chất sinh lời được doanh nghiệp đi thuê lai từ các công ty tài chính. Và các loại vật chất này bắt buộc phải đáp ứng được 2 điều kiện

ngươi-thue-co-quyen-quyet-dinh-co-tiep-tuc-thue-tai-chinh-hay-khong

  • Bên thuê có quyền quyết định là có tiếp tục thuê hay không sau khi hết thời hạn sử dụng
  • Tổng số tiền thuê đã bỏ ra phải có giá trị tương đương với giá trị vật chất đã thuê ngay thời điểm ký hợp đồng

Hao mòn và khấu hao tài sản cố định

Sau một thời gian dài tham gia vào quá trình kinh doanh, sản xuất, TSCĐ sẽ dần có sự thay đổi giá trị. Những sự thay đổi này chính là một phần của khấu hao và hao mòn.

phan-biet-hao-mon-va-khau-hao

Hao mòn TSCĐ

Hao mòn TSCĐ là việc tài sản sau khi chịu nhiều tác động của các nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan và bị giảm sút giá trị. Việc hao mòn này sẽ được phân thành 2 dạng

  • Hao mòn vô hình: đây là sự giảm dần giá trị của vật chất do sự phát triển đi lên của ngành khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Tiêu biểu như những loại máy móc của vài năm trước đây luôn lỗi thời, lạc hậu và cho năng suất thấp hơn các thiết bị đời mới, được ứng dụng thêm công nghệ
  • Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về trạng thái hay những yếu tố vật lý, công năng của vật chất. Ví dụ như máy móc sau nhiều năm sử dụng sẽ bị hư hỏng, chậm lụt. Và muốn trở về như trạng thái ban đầu, bắt buộc người dùng phải bỏ chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản là một thuật ngữ dùng để chỉ hành động phân bố, định giá hại những hao mòn của vật chất nhằm mục đích tái sử dụng

Việc khấu hao tài sản thông thường sẽ được tính toán dựa trên tổng chi phí đã bỏ qua cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong suốt thời gian hoạt động. Hiện nay, có 3 phương pháp tính khấu hao phổ biến nhất là

  • Khấu hao dựa trên số lượng sản phẩm
  • Khấu hao dựa trên số dư
  • Khấu hao tuyến tính

Mỗi phương pháp tính đều có một đặc điểm và cách dùng riêng. Vì vậy, người kế toán cần nắm rõ nghiệp vụ, hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra những hạch toán chính xác nhất. Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc “ tài sản cố định là gì” của nhiều bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản trị doanh nghiệp.

Có thể bạn chưa biếtCách tính thuế tncn - thu nhập cá nhân.Trường hợp nào phải nộp thuế tncn?

Có thể bạn quan tâm!
Giám định bảo hiểm là gì? Có những loại hình giám định phổ biến nào?
Giám định bảo hiểm là gì? Có những loại hình giám định phổ biến nào?

Giám định bảo hiểm là một trong những hoạt động của các công ty bảo hiểm hiện nay. Nó sẽ được thực hiện khi cần xác định mức độ bồi thường cho người mua bảo hiểm. Có rất nhiều khách hàng muốn tìm hiểu về dịch vụ này khi tìm đến các gói bảo hiểm. Vậy thông tin nào đúng về giám định bảo hiểm là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây

Enterprise là gì? Thuật ngữ này có tên gọi nào khác không?
Enterprise là gì? Thuật ngữ này có tên gọi nào khác không?

Quá trình hội nhập diễn ra với tốc độ chóng mặt, các thuật ngữ tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, enterprise chắc hẳn đã không còn xa lạ. Vậy thực chất, enterprise là gì? Chúng được sử dụng để đề cập đến vấn đề nào?

FMCG là gì? Có nên làm việc trong ngành FMCG không?
FMCG là gì? Có nên làm việc trong ngành FMCG không?

Ở Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu đình đám trong ngành FMCG. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: Nestle, Acecook, Vinamilk,... Chính vì vậy mà cơ hội việc làm tại FMCG là vô cùng rộng mở. Tuy nhiên, thuật ngữ FMCG vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Bạn chưa hiểu FMCG là gì? Bạn còn đang có những thắc mắc, băn khoăn xung quanh nghề này?