Lead time là gì? Lead time được hiểu như thế nào trong cuộc sống?

Việc mua bán hàng online ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Nhất là khi thời đại công nghệ số ngày càng phát triển. Cũng chính vì hình thức kinh doanh online mà cụm từ lead time ra đời. Và để hiểu hơn lead time là gì? Có vai trò gì trong cuộc sống? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.

Lead time là gì?

Lead time theo nghĩa đen dịch ra Tiếng Việt là thời gian sản xuất. Đây là quãng thời gian từ khi bạn bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm đến được với khách hàng sẽ hoàn thành quá trình lead time. Ngoài ra khi nhắc đến lead time còn có thể sử dụng production lead time để thay thế.

cau-hinh-thoi-gian-hoan-thanh-Lead time

Hiện nay, các doanh nghiệp để có thể biết được hiệu suất và hiệu quả làm việc thì đánh giá theo thiết lập sẵn sẽ dễ dàng và khả quan hơn. Tại mỗi công đoạn, mỗi quá trình sản xuất, mỗi chuỗi quản lý sẽ ứng với các giai đoạn khác nhau trong dự án. Vì vậy lead time ra đời để giúp hợp lý hóa hoạt động, bên cạnh đó cải thiện quá trình sản xuất giúp tăng sản lượng và doanh thu.

Có thể bạn quan tâmTài sản cố định là gì? Hướng dẫn phân loại tài sản cho các doanh nghiệp

Cách phân chia lead time

Dựa theo quá trình sản xuất thì lead time được chia thành 5 loại hình phổ biến:

co-the-phan-chia-Lead time-thanh-5-phan-theo-quy-trinh-san-xuat.

  • Order lead time: là khoảng thời gian tính từ lúc khách đặt hàng và kết thúc là khi khách hàng nhận được sản phẩm.
  • Shipping Lead time và manufacturing lead time: là khoảng thời gian mà sản phẩm hoàn thiện sau khi nhận được lời đặt hàng từ khách hàng đến khi sẵn sàng vận chuyển.
  • Delivery lead time: thời gian hoàn thành sản phẩm ( thiết kế của sản phẩm) cho đến khi giao đến khách hàng.
  • Procurement lead time: là thời gian tìm kiếm nguyên liệu để hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Inventory management lead time: là khoảng thời gian để chuẩn bị hàng cho vận chuyển, giao hàng và đặt hàng thay thế, ngoài ra nhận hàng mới trong kho.

Có thể bạn quan tâmLợi nhuận ròng là gì? Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận ròng?

Cấu hình thời gian hoàn thành Lead time.

Trong chuỗi dây chuyền thì cấu hình thời gian được coi như bước đầu triển khai tính toán lịch trình. Dựa vào những yếu tố sản xuất, giao hàng,... mà có thể tính được thời gian, đôi khi sự trì hoãn thành phẩm tới khách hàng, đối tác. Cấu hình thời gian hoàn thành gồm:

cau-hinh-thoi-gian-hoan-thanh-Lead time

Đối với sản phẩm

Thời gian từ khi hoàn thành sản phẩm đến thời gian giao sản phẩm là thời gian cần thiết đối với nhà cung cấp. Để có thể thiết lập cấu hình thời gian hoàn thành của một nhà cung cấp bạn cần phải lựa chọn một sản phẩm. Sau đó liên hệ với nhà cung cấp để có thể chọn thời gian hoàn thành cho nhà cung cấp.

Ở đây bạn có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên mỗi nhà cung cấp sẽ có thời gian hoàn thành việc giao hàng khác nhau tùy thuộc vào cách làm mỗi nhà.

Khi đã chọn được nhà cung cấp thích hợp thì bạn cần điền form. Khi đơn lên sẽ có các ngày dự phòng không được tính. Mà lịch trình giao hàng sẽ được tính từ ngày mua hàng đến thời gian hoàn thành giao hàng.

Đối với khách hàng

Thời gian chờ đợi từ khi hàng chuyển từ cửa hàng, kho đến khách hàng là thời gian cần thiết. Nó sẽ được thiết lập phụ thuộc vào từng sản phẩm.

Thời gian hoàn thành của việc sản xuất

Đây là thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm, khi bắt đầu các công đoạn cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

Đối với công ty

Đối với các công ty thường có hỗ trợ thiết lập cấu hình ngày dự phòng. Với thiết lập này sẽ ứng phó với sự chậm trễ để đảm bảo công ty thực hiện được cam kết.

Số ngày dự phòng đối với việc bán hàng

Đây chính là số ngày giúp đảm bảo bạn giao hàng tới khách hàng đúng ngày theo cam kết. Số ngày này được tính là biên độ sai số cho thời gian hoàn thành của việc giao hàng. Ngày dự phòng giúp tạo cho bạn một khoảng để có thể đảm bảo mặt hàng giao đến đúng ngày quy định.

Số ngày dự phòng đối với việc mua hàng

Số ngày dự phòng đối với việc mua hàng cũng được tính theo số ngày dự phòng đối với việc bán hàng. Đây là biên độ sai số cho thời gian hoàn thành của các nhà cung cấp mặt hàng.

Để đảm bảo đối phó với sự chậm trễ của các nhà cung ứng thì hệ thống tạo ra lịch trình sớm hơn nhiều ngày để đối phó. Thời gian hoàn thành đối với việc mua hàng trên bảng chọn sẽ cùng với số ngày dự phòng đối với việc bán hàng.

Đối với lộ trình

Việc vận chuyển nội bộ sản phẩm từ điều chuyển hàng tồn kho cũng gây ảnh hưởng đến lịch trình. Sự chậm trễ sẽ được thiết lập tại ứng dụng hàng tồn kho khi thiết lập một quy luật thúc đẩy mới trong một lộ trình. Từ đó sẽ đi tới quy luật thúc đẩy trong form lộ trình để thiết lập sự trì hoàn đối với đơn.

Đối với đơn đặt hàng

Khách hàng sẽ được Kiu ERP cho phép lựa chọn ngày yêu cầu bằng cách nhập ngày vào bảng thông tin khác của đơn hàng. Nếu hàng đến sớm hơn thì nhận được một cảnh báo.

Điểm khác nhau giữa lead time và cycle time

Đây là hai khái niệm mà thường xuyên bị nhầm lẫn trong các dịch vụ đơn hàng. Vì vậy dưới đây cách phân biệt chúng giúp bạn hiểu rõ hơn về hai vấn đề này.

Lead time và cycle time có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lead time là thông số  đo khả năng đáp ứng của công ty, doanh nghiệp đối với khách hàng. Còn cycle time là đo năng lực doanh nghiệp.

phan-biet-giua-lead time-va-cycle time

Cycle time được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là khoảng thời gian từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành công việc. Các sản phẩm sẽ được hoàn thiện và bắt đầu vận chuyển. Nó giống như khoảng thời gian giữa 2 sản phẩm hoàn thành liên tiếp.

Khi cả hai lead time và cycle time được cải thiện khả năng đáp ứng được yêu cầu của hàng hóa của khách hàng.

Trên đây là một số thông tin về lead time mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tối ưu thời gian trong sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó đừng quên truy cập ReviewAZ để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác.

Có thể bạn chưa biếtCách tính thuế tncn - thu nhập cá nhân.Trường hợp nào phải nộp thuế tncn?

Có thể bạn quan tâm!
GRDP là gì? Phương pháp tính giá trị GRDP theo nhiều góc độ
GRDP là gì? Phương pháp tính giá trị GRDP theo nhiều góc độ

Trong lĩnh vực kinh tế, GRDP là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều dưới hình thức các báo cáo tài chính. Nó đem lại ý nghĩa tượng trưng cho tình hình tăng trưởng kinh tế của một tỉnh. Vậy GRDP là gì? Cách tính GRDP như thế nào?