Doanh nghiệp tư nhân là gì? Tìm hiểu về cách thức thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là một hình thức kinh doanh được khá nhiều người lựa chọn. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự đơn giản trong cách thức và thể chế hoạt động của nó. Vậy doanh nghiệp tư nhân là gì và có đặc điểm ra sao? Cùng ReviewAZ tìm hiểu thật kỹ nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là hình thức doanh nghiệp hoạt động dưới sự làm chủ của 1 cá nhân. Cá nhân này sẽ là người điều hành và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Và mỗi một cá nhân chỉ được phép thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân trên danh nghĩa của mình.
Doanh nghiệp tư nhân và các hình thức kinh doanh kinh tế tư nhân ở nước ta được thừa nhận khá muộn. Khoảng sau Đại hội Đảng bộ toàn quốc VI vào năm 1986 thì toàn bộ các văn bản pháp lý về hình thức kinh doanh này mới chính thức có hiệu lực. Và đây cũng là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta từ đó đến nay.
Tương tự như các doanh nghiệp quy mô nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cũng có đầy đủ trụ sở và được đăng ký kinh doanh theo quy định. Như vậy, doanh nghiệp này cũng mang đầy đủ tư cách pháp lý và được phép thực hiện tất cả hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Điểm khác biệt duy nhất cần nói đến đó là doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán ra thị trường
Có thể bạn chưa biết: Giải đáp thắc mắc: ERP là gì và có những vai trò gì cho công ty của bạn
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 và Luật Công ty 1990 đều đã đưa ra những văn bản quy định rõ ràng về đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
Do cá nhân làm chủ sở hữu
Hay nói một cách đơn giản, doanh nghiệp tư nhân chính là doanh nghiệp một chủ. Và tính chất một chủ cũng bộc lộ rõ qua những lĩnh vực sau
- Vốn đầu tư: chủ sở hữu là người bỏ toàn bộ vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn này có thể sử dụng dưới hình thức ngoại tệ, vàng, tiền, quyền sử dụng đất,...Trong khi hoạt động, chủ sở hữu có quyền được tăng hoặc giảm số vốn đầu tư cho phù hợp với tình trạng kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng hoặc giảm này phải được ghi chép đầy đủ và có sự đồng ý của cơ quan quản lý
- Quyền quyết định: Chủ doanh nghiệp là người nắm toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hoạt động này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
- Quyền quản lý: chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định ai là người quản lý doanh nghiệp, có thể trực tiếp đứng ra hoặc thuê người quản lý. Nếu thuê người quản lý, chủ sở hữu có trách nhiệm phải trình báo với cơ quan quản lý cấp nhà nước.
- Quyền sử dụng lợi nhuận: sau khi đã nộp thuế, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định với lợi nhuận thu được. Có thể nói, doanh nghiệp tư nhân là tài sản riêng của chủ sở hữu, vì vậy, họ có quyền bán, giải thể, cho thuê,...Và tất nhiên các hoạt động này không cần có sự đồng ý của bên thứ 3
- Nghĩa vụ chịu mọi rủi ro: Đi kèm với quyền lợi đã nêu trên, chủ doanh nghiệp cũng sẽ là người chịu toàn bộ những sự cố trong quá trình kinh doanh. Chính vì vậy, hình thức kinh doanh này thường không phù hợp với những ngành nghề mang tính rủi ro cao.
Chịu trách nhiệm vô hạn
Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp sẽ phải trả cho đến khi hết toàn bộ số nợ. Số tài sản mà chủ doanh nghiệp dùng để trả nợ bao gồm cả tài sản dân sự và tài sản thương sự.
Thời gian bắt đầu chịu trách nhiệm vô hạn chính là lúc doanh nghiệp nhận được chứng nhận đăng ký kinh doanh. Và thời gian doanh nghiệp bị áp dụng chế độ này sẽ tính ngay từ lúc tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn này vẫn đem lại khá nhiều lợi thế cho lĩnh vực kinh doanh tư nhân. Đó là doanh nghiệp sẽ dễ dàng thiết lập quan hệ kinh doanh với các nhà đầu tư và khách hàng hơn. Từ đó, các hoạt động kinh doanh cũng sẽ được mở rộng và phát triển hơn.
Có thể bạn chưa biết: Cagr là gì? Cagr đóng vai trò gì trong kinh doanh? Cách tính Cagr như thế nào?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Để thành lập một doanh nghiệp dưới hình thức tư nhân, chủ sở hữu sẽ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo những trình tự và hình thức quy định sẵn
Chọn tên doanh nghiệp
Tên chính thức là một trong những yếu tố cần lưu ý trước tiên khi bạn có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Tên tiếng Việt: bao gồm 2 yếu tố cấu thành. Đứng đầu là “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”. Sau đó là phần tên riêng, được thành lập bởi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, kèm theo các kí tự W, Z, J, F và các chữ số
- Tên nước ngoài: sẽ được phiên dịch từ tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Phần tên riêng có thể để nguyên hoặc phiên dịch lại theo ý nghĩa tương tự
Lưu ý: Phòng đăng ký kinh doanh khu vực là đơn vị thẩm định và có quyền quyết định đối với tất cả tên doanh nghiệp
Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở là địa điểm liên lạc chính thức của doanh nghiệp. Được quy định bởi 1 địa điểm cụ thể gồm số nhà, hẻm, tên đường, phường (xã), quận ( huyện), tỉnh (thành phố), địa chỉ liên lạc, số fax, email,...
Lưu ý: Không được đặt trụ sở doanh nghiệp tư nhân tại các chung cư trong trường hợp
- Chung cư chỉ sử dụng với mục đích nhà ở
- Bộ phận nhà chung cư chỉ sử dụng với mục đích để ở trực thuộc các tòa nhà hỗn hợp
Các bước tiến hành
Để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong quy trình xin thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu phải tiến hành theo tuần tự sau
Bước 1: Soạn thảo và tiến hành chuẩn bị đầy đủ thông tin hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định chung của nhà nước
Bước 2: Gửi xét duyệt hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh / thành phố. Thông thường, bạn sẽ nhận được kết quả phản hồi sau 3 ngày
Bước 3: Tiến hành thủ tục khắc dấu tròn và cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia
Bước 4: Lập tài khoản ngân hàng chuyên dùng cho hoạt động doanh nghiệp và đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế sở tại. Đóng thuế môn bài bằng chữ ký điện tử
Bước 5: Nộp hồ sơ khai thuế, đặt in hóa đơn, thông báo phát hành trực tiếp tại cơ quan thuế
Bước 6: Báo cáo thuế và hoàn thành các thủ tục sổ sách theo năm và theo quý
Trên đây là toàn bộ các thông tin tìm hiểu về vấn đề doanh nghiệp tư nhân là gì cũng như những vấn đề xoay quanh hình thức kinh doanh này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích thật nhiều cho bạn trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân cho mình
Có thể bạn chưa biết: M&A là gì? Có những hình thức M&A phổ biến nào hiện nay
Đường sá hay đường xá? Từ nào mới là từ đúng chính tả tiếng Việt
Sự nhầm lẫn hai âm đầu x và s là điều dễ mắc phải trong tiếng Việt. Các từ được ghép từ hai âm đó tuy có cách phát âm giống nhau nhưng cách sử dụng lại khác. Vậy cụ thể x và s được dùng trong trường hợp nào?
Straightforward là gì? Cách để xây dựng tính cách straightforward
Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp bạn đạt được nhiều thành tích hơn. Đặc biệt, một trong những cách xây dựng thương hiệu là việc tạo lập tính cách con người. Để được nhiều người yêu mến thì bạn cần hòa đồng, cởi mở và thân thiện. Trong tiếng anh, straightforward được nhắc đến như một nét tính cách cần có. Vậy, straightforward là gì?
Deaura có tốt không? Thành phần của mỹ phẩm có những gì?
Deaura cũng là một trong những cái tên khá nổi trong các sản phẩm làm đẹp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi deaura có tốt không?
Bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội rất tốt cho người lao động. Chính sách này còn được ví như cánh tay chống đỡ trước những rủi ro trong cuộc sống đảm bảo sức khỏe, tinh thần và công việc. Vậy để hiểu rõ hơn bảo hiểm xã hội là gì?
Vảy nến là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến
Đây là một căn bệnh dai dẳng, gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của chúng ta. Vậy vảy nến là gì? Có điều trị được không? Cùng tìm hiểu nhé
Tìm hiểu khái niệm, dấu hiệu nhận biết và cách tính diện tích hình bình hành
Hình bình hành là một kiến thức hình học quan trọng được đưa vào giảng dạy trong toán lớp 6. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn ôn lại các kiến thức quan trọng này