Với xu thế hội nhập ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh trao đổi buôn bán quốc tế. Để tạo điều kiện tốt nhất cho các bên tham gia, rất nhiều bộ luật, chính sách thương mại đã ra đời. Trong đó FOB là điều khoản được sử dụng rộng rãi nhất trong giao thương quốc tế. Vậy FOB là gì và sử dụng điều khoản này như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy đến với bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
FOB xuất hiện rất nhiều trong những công việc liên quan đến xuất nhập cảnh hàng hóa. Để quá trình vận chuyển được thuận lợi, việc nắm vững những thông tin về FOB là vô cùng quan trọng.
Để thực sự hiểu về FOB, trước tiên người đọc cần biết đến Incoterms. Incoterms về cơ bản là các quy tắc cho Thương mại Quốc tế. Những quy tắc này sẽ phân chia trách nhiệm giữa người gửi hàng và người nhận hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Có rất nhiều Incoterms, tuy nhiên các điều khoản thương mại FOB hiện là một trong những quy tắc được sử dụng phổ biến nhất.
FOB là một thuật ngữ Tiếng Anh, được viết tắt từ cụm từ Free on board. Theo điều khoản này, người bán sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển cho đến khi hàng hóa đến cảng chỉ định. Sau khi hàng hóa được chất lên tàu, người mua phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chi phí và rủi ro nào liên quan đến chuyến hàng tiếp theo.
Sử dụng điều khoản FOB có nghĩa là chi phí, rủi ro và trách nhiệm được phân chia công bằng giữa người mua và người bán.
Để có thể hiểu hơn và sử dụng FOB đúng cách, người dùng nên biết thêm các thuật ngữ dưới đây:
Điểm giao hàng FOB hay điểm xuất xứ FOB có nghĩa là người mua chịu rủi ro và có quyền sở hữu hàng hóa khi người bán giao hàng. Tất cả quyền xử lý hàng hóa sẽ thuộc về người mua sau khi hàng được xếp lên tàu.
Đối với mục đích kế toán, nhà cung cấp phải ghi chép lại mỗi lần bán hàng tại điểm khởi hành từ bến tàu của họ. Điểm đến FOB có nghĩa là người mua thanh toán chi phí vận chuyển và có được quyền sở hữu hàng hóa ngay khi chúng đến địa điểm nhận hàng. Với FOB Destination, người bán sẽ giữ lại rủi ro mất mát cho đến khi hàng hóa tới tay người mua.
Các loại chi phí liên quan đến FOB bao gồm vận chuyển hàng hóa đến cảng gửi hàng và chuyển hàng từ cảng đến điểm đến cuối cùng. Ngoài ra còn có các chi phí xếp hàng hóa lên tàu và dỡ hàng, thuế xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu.
Có thể bạn chưa biết: Procurement là gì? Một số hiểu biết chung nhất về procurement
Khi lập ra điều khoản FOB, các quy tắc về trách nhiệm của 2 bên mua và bán đã được quy định rất rõ ràng. Cụ thể các quy định ấy như sau:
Với tư cách là người mua, bạn phải chịu mọi chi phí khi hàng hóa được xếp lên tàu từ cảng người bán cho đến vị trí của bạn. Chính xác thì người mua sẽ chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển khi hàng hóa được vận chuyển trên biển.
Với điều kiện vận chuyển FOB, trách nhiệm của người bán còn trải dài hơn rất nhiều. Nhà cung cấp sẽ chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa lên tàu cho đến khi giao hàng tại địa chỉ được chỉ định. Những loại chi phí người bán phải trả là:
Có thể bạn chưa biết: Những thông tin về FTA là gì? Có những loại hình FTA nào?
Chi phí, bảo hiểm và cước phí CIF và Free on board FOB đều là các quy định về vận chuyển quốc tế. Cả 2 loại đều quy định xuất xứ và thông tin được sử dụng để xác định trách nhiệm pháp lý của người mua đối với người bán, cũng như người bán với người mua. Tuy có một vài điểm giống, FOB và CIF vẫn có sự khác nhau rõ rệt.
Điểm giống nhau
Điểm khác nhau
Với FOB, người bán không cần thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm đặt tàu.
Với CIF, người bán phải tìm tàu, người mua không chịu trách nhiệm tìm tàu.
FOB- người bán không phải mua bảo hiểm.
CIF- người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường cung cấp chính sách bảo hiểm ít nhất 110% giá trị hàng hóa.
Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã hiểu về FOB và cách sử dụng điều khoản này. Chúng tôi rất vui khi có thể giúp ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của ReviewAZ nhé.
Có thể bạn chưa biết: Inventory là gì? Inventory có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp sản xuất?
Deaura cũng là một trong những cái tên khá nổi trong các sản phẩm làm đẹp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời...
Aluminum là vật liệu được sử dụng rất rộng rãi, nếu bạn đang thắc mắc Aluminum là gì và cách sử dụng ra sao thì...
Lưu huỳnh luôn được nhắc tới như một hợp chất quan trọng ReviewAZ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu lưu huỳnh là gì và có...
Chữ ký số đã ra đời giúp đáp ứng nhu cầu trên cho nhiều cá nhân, tổ chức. Vậy chữ ký số là gì? Cách...
Trong chương trình toán học ở trung học phổ thông, hình học không gian là một trong những phần khó. Bạn đang cần tìm hiểu...
Thuế môn bài là một loại thuế mà bất kỳ một đơn vị, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh nào cũng phải nộp....