Hematocrit là gì? Chỉ số bao nhiêu là bình thường?
Hematocrit là thuật ngữ thuộc ngành y học. Khi bạn đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, được chỉ định xét nghiệm máu, trong đó sẽ có chỉ số này. Đây là một thông tin quan trọng để báo hiệu về tình hình sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ hematocrit là gì. Vậy hãy cùng ReviewAZ tham khảo ngay thông tin trong bài viết nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Hematocrit được hiểu là gì?
Hematocrit hay còn được viết là HTC, nó là một thuật ngữ chỉ dung tích hồng cầu trong cơ thể người. Khi tiến hành xét nghiệm máu, kết quả sẽ phân tích và chỉ ra số lượng và tỷ lệ hồng cầu có trong đó. Đây là một chỉ số quan trọng trong khi xét nghiệm máu.
Hematocrit thể hiện tỉ lệ tế bào máu có bao nhiêu trong máu. Số lượng này có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân cụ thể. Đặc biệt ngoài vấn đề bệnh lý thì nó còn thay đổi dựa theo tình trạng sinh lý trong cơ thể người.
Có thể bạn chưa biết: Anti Hbs là gì? Mục đích của việc xét nghiệm Anti Hbs?
Chỉ số HTC như thế nào thì được xem là bình thường?
Như đã phân tích ở trên HTC sẽ phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần trong cơ thể. Vậy tỷ lệ đó bao nhiêu thì được xem là bình thường? Hay tỷ lệ bao nhiêu là cơ thể của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe?
Mức độ này thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng, từng giới tính và độ tuổi khác nhau. Cụ thể thì một người không mắc các bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số trong khoảng:
- Với trẻ em dưới 15 tuổi có chỉ số HTC là 35 đến 39% là tốt nhất;
- Với người trưởng thành trên 25 tuổi có chỉ số HTC ở nữ khoảng 37 đến 48% là tốt nhất; đối với nam thì khoảng 45 đến 52% là tốt nhất.
Ý nghĩa của xét nghiệm hematocrit
Việc xét nghiệm này là để xác định được công thức trong máu. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được chẩn đoán về thể trạng bệnh. Sau đó tìm ra nguyên nhân giúp chữa bệnh tốt hơn.
Cụ thể ý nghĩa của việc xét nghiệm chỉ số HTC như sau:
- Xác định lý do gây bệnh có thể đo chỉ số HTC tăng hoặc HTC giảm. Nếu HTC tăng sẽ làm tăng thêm các chứng như tăng hồng cầu, rối loạn dị ứng hoặc tắc nghẽn phổi mãn tính; xơ hóa phổi;... Nếu HTC giảm thì sẽ gây ra các loại bệnh như tắc nghẽn phổi mãn tính, các bệnh về tim mạch hoặc tim bẩm sinh,...
- Phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nhiều cá nhân khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi mới tìm đến bệnh viện để khám và tìm bệnh. Sự chủ quan về sức khỏe này sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Phương pháp xét nghiệm HTC sẽ là một yếu tố để bác sĩ phán đoán được tình trạng của bệnh nhân tốt hơn.
Công thức tính chỉ số hematocrit là gì?
Theo các chuyên gia thì chỉ số này được đưa ra để có những kết luận và phương pháp điều trị bệnh lý được tốt hơn. Công thức tính đầu tiên sẽ liên quan đến thể tích trung bình hồng cầu MCV, nó được quy đổi ra femtolit. Với công thức tính là:
MCV = HCT/số hồng cầu
Trong đó:
- Nếu kết quả cho ra chỉ số MCV nhỏ hơn 80fl tức là người bệnh bị thiếu máu hồng cầu nhỏ;
- Nếu kết quả cho ra chỉ số MCV từ 80fl đến 105fl tức là người bệnh bị thiếu máu hồng cầu trung bình;
- Nếu kết quả cho ra chỉ số MCV lớn hơn 105fll tức là người bệnh bị thiếu máu hồng cầu lớn;
Công thức tiếp theo sẽ liên quan đến nồng độ trung bình hồng cầu MCHC:
MCHC = HB/HCT
Trong đó:
- Nếu kết quả nằm trong khoảng trung bình nghĩa là người bệnh thiếu máu đẳng sắc
- Nếu MCHC nhỏ hơn 32g/dl tức là thiếu máu nhược sắc
Có thể bạn chưa biết: AFB là gì? Đối tượng nào phải tiến hành xét nghiệm?
Có những phương pháp xét nghiệm chỉ số hematocrit như thế nào?
Phương pháp đo chỉ số được tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau tùy vào từng cơ sở bệnh viện. Hiện nay đang có 2 phương pháp cơ bản nhất trong việc xét nghiệm HTC như sau:
- Phương pháp xét nghiệm thủ công: Các mẫu máu sẽ được lấy rồi để đông > tiếp đến cho vào ống xét nghiệm có vạch từ 0 đến 100 > Các kỹ thuật viên mang ống đi tách máu thành 2 phần là phần lỏng và phần vàng ở phía trên; có một phần đặc phía dưới là các tế bào máu. Lớp đỏ dày cuối cùng của hồng cầu chính là chỉ số HTC.
- Phương pháp tự động: Phương pháp này nhanh gọn tiết kiệm thời gian và cho ra chỉ số đúng nhất. Các thiết bị hiện đại sẽ được dùng để phân tích tự động chỉ số và cho ra HTC cần có.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hematocrit là gì. Hy vọng rằng bạn đọc đã biết thêm được những kiến thức mới về y học. Hãy theo dõi thêm các thuật ngữ khác tại website nhé.
Có thể bạn chưa biết: Sinh thiết là gì? Có rủi ro sau khi xét nghiệm sinh thiết không?
Vảy nến là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến
Đây là một căn bệnh dai dẳng, gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của chúng ta. Vậy vảy nến là gì? Có điều trị được không? Cùng tìm hiểu nhé
Handling là gì? Thuật ngữ được dùng trong những lĩnh vực nào?
Để bạn cũng như mọi người có thêm những góc nhìn đa chiều hơn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới handling là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn nhé
UAE là gì? Những điều thú vị về đất nước UAE
Nơi đây ngoài có nền kinh tế phát triển còn nổi tiếng với nền văn hóa. Vậy bạn đã biết UAE là gì chưa? Hãy ReviewAZ tìm hiểu thêm về UAE trong bài viết nhé
Prototype là gì? Một số thông tin cần lưu ý trong prototype
Liên quan đến hệ ngôn ngữ Javascript có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh, mang tính cơ bản và nâng cao để. Hãy cùng tìm hiểu prototype là gì qua bài sau
Chú trọng hay trú trọng? Làm thế nào để khắc phục sự nhầm lẫn này?
Trong tiếng Việt, có nhiều từ ngữ có cách phát âm tương đồng, rất dễ gây nhầm lẫn. Chú trọng hay trú trọng là một ví dụ điển hình. Hai từ này có âm tiết “ch” và “tr” chỉ khác nhau về sắc độ.
Ánh sáng xanh là gì? Bí quyết bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh trước ánh sáng xanh
Sự phát triển của cuộc sống hiện đại khiến chúng ta tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,...ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đây lại chính là nguồn phát ra ánh sáng xanh - loại ánh sáng có tác hại khá lớn đến sức khỏe. Vậy ánh sáng xanh là gì?