Tất cả các sản phẩm hàng hóa trên thị trường hiện nay đều được đánh dấu bằng mã vạch cụ thể. Mỗi mặt hàng sẽ mang một mã số khác nhau. Nhưng thực tế hàng số này có ý nghĩa gì? Nên hiểu các kí tự mã đó theo cách nào? Bài viết này sẽ phân tích cho bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Mã vạch thường được in ấn rõ ràng trên bao bì sản phẩm. Bất kể đó là loại hàng hóa gì như mỹ phẩm; đồ ăn; nước giải khát;... Mã thường được biểu thị dưới dạng một dãy mã số hoặc ký tự. Phía trên hàng mã số đó sẽ có những vạch thẳng để biểu thị và chỉ cần bạn đưa các vạch đó vào các mã quét, ngay lập tức thông tin sản phẩm sẽ hiển thị đầy đủ.
Mã vạch hiện nay thường được thay đổi tùy thuộc vào từng sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng thường được biểu hiện dưới dạng mã truyền thông. Cụ thể sẽ có những loại mã thông dụng nhất như sau:
Ngoài ba dòng mã phổ biến trên thì còn có một số loại như mã vạch 93; mã vạch MSI; mã vạch Databar,...
Thị trường hàng hóa hiện nay đang có hai loại mã vạch gồm mã 8 số và mã 11 số. Khi mua hàng người tiêu dùng cần tinh ý nhận biết thông tin mã vạch để kiểm chứng nguồn gốc sản phẩm. Có thể thực hiện theo cách “chẵn nhân ba cộng lẻ”. Sau đó cộng với số cuối cùng trong dãy số. Nếu kết quả cho ra số đuôi bằng 0 thì là hàng thật và ngược lại.
Các mã số thường được quy ước bởi các nhãn hàng. Chỉ cần dựa vào phần mã đó người tiêu dùng có thể tìm kiếm được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Để từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng của sản phẩm. Mã sẽ được in trực tiếp ở bên ngoài bao bì bằng máy in mã chuyên dụng. Hiện nay mã vạch được nhận biết qua hệ thống thanh toán điện tử hoặc các máy tra cứu thông tin sản phẩm. Các thiết bị đó sẽ đọc đầu mã hoặc quét mã sản phẩm.
Có thể bạn chưa biết: CO2 là gì và có những ứng dụng thực tiễn như thế nào?
Mã vạch sẽ được hiển thị dưới dạng dãy số gồm 13 chữ số bao gồm các nhóm sau đây:
Dựa vào công thức dãy số này, người dùng có thể kiểm tra nguồn gốc hàng hóa của sản phẩm. Đặc biệt là mã vạch sẽ tiết lộ cho bạn xem đây là hàng thật hay hàng nhái. Bởi vì hiện nay rất nhiều công ty, doanh nghiệp tự gắn mác hàng hóa có xuất xứ nước ngoài, tự làm giả sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong mua sản phẩm. Hãy thử áp dụng công thức này và tự kiểm tra nhé.
Lấy 9 chữ số đầu tiên trong dãy số > Tính tổng các chữ số lẻ có trong dãy số vừa lấy > Tính tổng các chữ số chẵn rồi nhân với 3 > Lấy hai kết quả vừa thu được cộng lại với nhau thu được kết quả là X > Lấy một số là bội số của 10 lớn hơn hoặc bằng và liền kề kết quả X trên > Trừ đi kết quả X đó để tìm kết quả.
Có thể bạn chưa biết: 1n bằng bao nhiêu kg? Bảng quy đổi theo chuẩn quốc tế là như thế nào?
Mã vạch được mệnh danh như một chứng minh thư để chứng minh cho nguồn gốc của sản phẩm. Hiện nay trên thị trường Việt Nam mã hàng hóa vô cùng đa dạng và nhiều loại mã vạch khác nhau. Tuy nhiên có một số loại mã vạch phổ biến hiện nay là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.
Như đã giới thiệu ở trên thì mã vạch có tác dụng giúp phân biệt hàng hóa. Vì thế các doanh nghiệp thường tận dụng mã để theo dõi số lượng kho hàng của mình. Dựa vào đó để nhận biết được số lượng hàng tồn kho, số lượng hàng đã xuất đi. Các chu trình kiểm tra đảm bảo về mặt quản lý này đều được dựa vào mã vạch trên sản phẩm.
Ý nghĩa quan trọng khác của mã vạch là có thể giúp khách hàng nhận biết được nguồn gốc. Hiện nay có rất nhiều cách để check hàng thật hàng nhái trên smartphone hoặc các máy check mã ở siêu thị cửa hàng tiện lợi. Bạn có thể kiểm tra bằng iCheck, Barcode Việt hoặc máy quét mã QR TeaCapps.
Mã vạch có thể dùng cho nhiều mặt hàng và sản phẩm thuộc đa lĩnh vực từ thực phẩm, đồ tiêu dùng, quần áo,... Ngoài ra mã cũng thường được dùng để quét mã vé cho các sự kiện giải trí, ở rạp chiếu phim, hay các công viên công cộng. Mỗi người sẽ có một mã vé khác nhau và không thể sử dụng được hai lần. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cần biết về mã vạch trên bao bì sản phẩm. Hy vọng rằng bài viết đã có thể giúp bạn hiểu thêm được nhiều về những thông tin cơ bản này. Hãy tiếp tục theo dõi nhiều chủ đề mới hay ho hơn nữa tại ReviewAZ nhé.
Có thể bạn chưa biết: MPa và Bar là gì? Tìm hiểu công thức 1 MPa = Bar
Câu cầu khiến được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Vậy câu cầu khiến là gì và có đặc điểm như thế nào? Cùng...
Tiếng Việt của chúng ta trước nay vẫn luôn nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng về từ ngữ. Có lẽ cùng vì...
Account đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực song không phải ai cũng có thể giải thích chi tiết, cặn kẽ về định nghĩa này....
KPI được xem là 1 trong 10 công cụ hỗ trợ quản lý được tìm kiếm nhiều nhất. Vậy bạn có biết KPI là gì...
Tập tục cúng ông công ông táo không còn xa lạ với đời sống người dân Việt Nam. Vậy cúng ông công ông táo có...
Khi nhắc tới cụm từ này, phần lớn mọi người đều rất lo lắng và e ngại. Vậy mạn tính là gì? Các bệnh mạn...