Trạng ngữ là một thành phần câu quen thuộc mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng được học qua. Đây là một yếu tố rất quan trọng, góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh cho môt câu văn. Tuy nhiên đôi khái niệm này đôi khi vẫn bị nhầm lẫn trong cách dùng và gây nhiều tranh cãi. Vậy trong bài viết hôm nay của ReviewAZ, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về khái niệm trạng ngữ là gì nhé.
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Trạng ngữ là thành phần phụ trong một câu, được sử dụng với mục đích bổ sung ý nghĩa cho câu nói. Thông thường, cụm từ sẽ giúp người đọc, người nghe trả lời được các câu hỏi như
Ví dụ:
Trong một câu, thông thường sẽ có 1 trạng ngữ nhằm mục đích bổ nghĩa. Tuy nhiên câu cũng có thể có 2, 3 hoặc nhiều hơn trạng ngữ trong những trường hợp đặc biệt. Và lúc này các thành phần câu sẽ trở nên cực kỳ phức tạp. Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận để tránh những nhầm lẫn và sai sót không nên có trong diễn đạt
Có thể bạn chưa biết: Câu cảm thán? Dùng câu cảm thán cần lưu ý gì?
Tùy vào nhiệm vụ trong từng câu, chúng ta có thể chia cụm từ bổ nghĩa này ra thành 4 loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có cách sử dụng cũng như vai trò hoàn toàn khác nhau như
Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn là loại bổ nghĩa được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Việt. Đây là thành phần phụ giúp trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. Hay nói chính xác hơn, cụm từ này sẽ giúp chúng ta biết được địa điểm , vị trí xảy ra sự việc, hành động đang được nói đến trong câu
Ví dụ: Ở dưới đồng ruộng, các bác nông dân đang mải mê gặt lúa
Trong câu này, cụm từ “ ở dưới đồng ruộng” sẽ giúp chỉ ra vị trí, địa điểm mà các bác nông dân đang gặt lúa
Trạng ngữ chỉ thời gian là một thành phần phụ được sử dụng trong câu với tác dụng trả lời cho câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Lúc nào? Cụm từ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thời gian, bối cảnh, giờ giấc của những sự việc trong câu
Ví dụ: 7h sáng mai, tất cả học sinh phải có mặt đông đủ tại trường
Trong câu này, cụm từ : “7h sáng mai” sẽ trả lời cho câu hỏi “Lúc nào?”, chính xác là lúc nào tất cả học sinh phải có mặt đông đủ tại trường
Tương tự như 2 loại ở trên, trạng ngữ chỉ nguyên nhân cũng là một thành phần phụ trong câu, giúp trả lời cho câu hỏi Vì sao? Tại sao? Vì mang tính chất dùng để giải thích nguyên nhân, cụm từ này thông thường sẽ có độ dài khá tương đối. Vì vậy, cụm từ này rất dễ bị nhầm lẫn với một câu có đầy đủ chủ - vị ngữ.
Ví dụ: Vì lý do thời tiết mưa bão, hôm nay tất cả các bạn được nghỉ làm.
Trong câu này, cụm từ “ vì lý do thời tiết mưa bão” có tác dụng giải thích nguyên nhân cho vế “ hôm nay tất cả các ban được nghỉ làm”
Trạng ngữ chỉ mục đích có ý nghĩa gần như trái ngược với các cụm từ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhiệm vai trò nêu ra mục đích, lý do xuất hiện của các hiện tượng, hành động trong câu
Ví dụ: Để đạt kết quả cao trong kỳ thi này, tôi đã phải ôn tập hết sức chăm chỉ trong suốt 3 tháng qua
Trong câu này, cụm từ “ để đạt kết quả cao trong kỳ thi này” chính là mục đích để vế “ tôi đã phải ôn tập…” diễn ra
Có thể bạn chưa biết: Buddy là gì? Buddy đồng nghĩa với những cụm từ nào?
Với mục đích bổ sung ý nghĩa cho câu nói, ngoài trạng ngữ thì trong tiếng Việt chúng ta còn thường dùng cả khởi ngữ. Tuy nhiên vì mục đích và cách dùng hơi tương tự nhau nên chúng ta thường rất hay nhầm lẫn trong việc xác định chúng. Vậy 2 từ này có gì khác nhau?
Trạng từ thường có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu kể cả đầu câu, giữa câu hay cuối câu. Cụm từ này giúp chúng ta có thêm các thông tin như cách thức, phương tiện, nơi chốn,... của vế chính.
Về phần khởi ngữ, thông thường chúng ta sẽ chỉ gặp ở vị trí đứng trước chủ ngữ. Khởi ngữ giúp người đọc khái quát được tổng thể chủ đề mà người viết, người đọc muốn nhắc đến trong câu. Đặc biệt hơn, khởi ngữ sẽ không tham gia vào mục đích diễn đạt ý chính của câu nói. Nó chỉ thể hiện quan điểm, thái độ cá nhân của chúng ta mà thôi
Ví dụ:
Trên đây là thông tin về vấn đề trạng ngữ là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tham khảo để có những cách dùng từ thật chính xác nhé
Có thể bạn quan tâm: BTW là gì? Cách sử dụng BTW trong giao tiếp hằng ngày
Trạng ngữ là một thành phần câu quen thuộc mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng được học qua. Cùng...
Lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đã và đang được đẩy mạnh đầu tư. Nhiều phần mềm công nghệ tiên tiến được đưa vào...
Nghị luận là gì? Nghị luận có những đặc điểm và phương pháp nào để giải quyết? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc...
Ở phần chú thích của rất nhiều bức ảnh trên Facebook, chúng ta vẫn thường bắt gặp từ “cre”. Đây là một từ viết tắt,...
Lĩnh vực xuất nhập khẩu nước ta đang có xu hướng ngày càng phát triển. Đi kèm theo đó là những thủ tục giấy tờ...
Ngữ pháp Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nên lỗi sai chính tả diễn ra khá thường xuyên. Trong đó, trêu hay...