Ủy viên Bộ Chính trị là những người đứng đầu của đất nước. Họ là lãnh đạo, là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác Đảng và Nhà nước. Đây là những cá nhân đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Bài viết sau đây ReviewAZ sẽ phân tích rõ cho bạn đọc hiểu về ủy viên Bộ Chính trị là gì?
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Ủy viên Bộ Chính trị là những người công tác trong Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là những lãnh đạo cấp cao của quốc gia. Họ hoạt động và làm việc để đưa ra những quyết định quan trọng cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Chẳng hạn như những nghị quyết, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ủy viên Bộ Chính trị sẽ tham gia vào ban chấp hành Trung ương Đảng. Cơ cấu hoạt động chặt chẽ và có hiệu quả. Đây là những người có đủ đức, đủ tài được nhân dân tin tưởng và chọn lựa.
Có thể bạn quan tâm: Fob là gì? Fob có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
Ủy viên Bộ Chính trị thường bao gồm mấy trăm thành viên, đều là những cán bộ cấp cao, phụ trách chung trong việc điều hành đất nước. Trong đó đứng đầu là các vị trí chủ chốt sau đây:
Tổng Bí thư là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc bầu ra Tổng bí thư đã được quy định tại Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người được bầu chọn giữ chức vụ này do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu trong số Ủy viên Bộ Chính trị.
Đây là người có vị trí cao nhất, là nhân vật đứng đầu điều hành. Tổng bí thư cũng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương. Hiện nay Tổng bí thư khóa XIII của nước Việt Nam là đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước là vị trí đứng sau cương vị của tổng bí thư. Đây là người có vai trò chỉ đạo cải cách trung ương. Ngoài ra Chủ tịch nước còn giữ các nhiệm vụ và quyền hạn như công bố hiến pháp, đề nghị Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thống lĩnh lực lượng vũ trang;... Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay là đồng chí Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng chính phủ Việt Nam khóa XIII là đồng chí Phạm Minh Chính. Đồng thời đồng chí còn giữ vai trò là Bí thư Ban cán sự Đảng chính phủ. Đây là người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng là do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm trước Quốc hội về các hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó còn có vai trò báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước kỳ họp Quốc hội thường khóa.
Chủ tịch quốc hội sẽ kiêm luôn hai chức vụ là chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội. Song song là bí thư của Đảng đoàn quốc hội. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa sẽ thực hiện một nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Là người chủ trì và điều hành các hoạt động của Ủy ban thường vụ quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội. Hiện nay chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam là đồng chí Vương Đình Huệ.
Có thể bạn quan tâm: FMCG là gì? Có nên làm việc trong ngành FMCG không?
Ủy viên Bộ Chính trị là những người đứng đầu của cơ quan Đảng và Nhà nước. Họ là những cá nhân điều hành sự vận hành của đất nước bằng các chính sách và chủ trương đúng đắn. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó thì đòi hỏi họ cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Trước tiên họ phải có lòng tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước. Họ luôn luôn sẵn sàng để đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên hàng đầu. Cần có nhận thức rằng mục đích xây dựng Nhà nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đặc biệt người lãnh đạo không được tự cho mình quyền đặt lợi ích của mình và gia đình lên trên hết.
Song song với đó, phải có bản lĩnh và lập trường tư tưởng quan điểm vững vàng. Cần có sự tôn trọng và chấp hành các nguyên tắc do Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đặc biệt là chống lại các thế lực thù địch phản động đất nước.
Đây cũng là một trong những yêu cầu cần của một ủy viên Bộ Chính trị. Bởi họ phải luôn là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo, đặc biệt là có một lối sống mẫu mực, chuẩn chỉnh. Tuyệt đối không được tham nhũng hay nhận hối lố trong bất cứ trường hợp nào.
Bên cạnh đó luôn đi đầu để đấu tranh chống lại sự suy thoái của đạo đức, lối sống. Cái tâm phải sạch thì mới có thể đại diện cho nhân dân. Luôn giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc và quy định của Đảng. Đặc biệt là giữ phẩm chất của một người đảng viên.
Những người nằm trong Bộ Chính trị phải có bằng đại học trở lên. Song song với đó là bằng cử nhân lý luận chính trị hoặc cao cấp. Trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn. Hiện nay còn có thêm yêu cầu về quản lý nhà nước cao cấp nữa.
Cán bộ ủy viên Bộ Chính trị là những người lãnh đạo có tâm trong sáng và có tầm nhìn chính trị tốt. Tư duy cần nhạy bén, nhanh nhạy để nhận biết được những vấn đề tồn đọng cần giải quyết của đất nước. Họ luôn có những chính sách và chủ trương đúng đắn và hợp lòng dân.
Có sự kiên định trong từng bước đi, dám nghĩ và dám làm. Đặc biệt là sẵn sàng đối đầu với những thử thách gian truân để lãnh đạo đất nước ngày một giàu mạnh. Ngoài ra các ủy viên phải là những cá nhân có kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo nổi bật nhất định.
Vậy là bài viết đã giải thích đầy đủ những thông tin về ủy viên Bộ Chính trị là gì. Hy vọng nó đã đáp ứng đủ những gì mà bạn đọc đang tìm kiếm. Hãy theo dõi thêm các bài viết mới tại website nhé.
Có thể bạn quan tâm: Thông tin chi tiết về SAT là gì? Chứng chỉ SAT có thực sự quan trọng?
Nhằm đáp ứng nhu trồng trọt, nhiều loại phân bón được ra mắt. Trong đó, nổi bật nhất là NPK 20 20 15, hãy cùng...
Các thiết bị điện trong đời sống có rất nhiều, mỗi thiết bị đều có 1 cường độ dòng điện khác nhau. Vậy cường độ...
Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp bạn đạt được nhiều thành tích hơn. Đặc biệt, một trong những cách xây dựng thương hiệu là...
Ngành vận tải, xuất nhập khẩu có vô số các thuật ngữ khác nhau. Những từ này dễ gây nhầm lẫn và khiến nhiều người...
Công nghệ hay phần mềm truyền thống không thể xử lý dữ liệu trong một thời gian nhất định mang lại hiệu quả không cao....
HJ thoạt nghe qua thì không phải ai cũng biết là gì. Nhưng thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người biết về...