Mứt dừa dường như trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp tết. Nếu đặt mua hoặc mua sẵn tại các cửa hàng thì không còn không khí tết nữa đúng không? ReviewAZ sẽ giúp bạn “kéo” không khí tết về với gia đình của mình với những cách làm mứt dừa đơn giản, thơm ngon. Cùng thực hiện nhé
Nội dung bài viết[Hiển thị]
Mứt dừa được làm từ cùi dừa. Cùi dừa càng non thì vị càng mềm, dẻo và đảm bảo được độ ngọt tự nhiên cho món ăn. Vào ngày tết đoàn viên đông vui cùng gia đình, ngồi bên mâm trà thơm ấm, nhâm nhi miếng mứt dừa đậm vị thật thư giãn và ấm cúng.
Quá trình hình thành mứt dừa khá đơn giản. Mứt thành công khi lượng nước đường và dừa được keo lại vào nhau. Vị thơm thơm béo béo của dừa hòa quyện với vị ngọt của đường tạo thành một món kẹo đặc trưng mang hương vị của ngày tết.
Tuy nhiên, đối với ngày thường, đây cũng là một món ăn vặt được nhiều người yêu thích, nhâm nhi tráng miệng khá thú vị. Do đó mà không chỉ riêng ngày tết, bình thường cũng rất nhiều người tự tay làm ra các món mứt dừa với nhiều hình thù thú vị để thưởng thức.
Lưu ý khi chọn cùi dừa, bạn nên chọn loại cùi nguyên quả để không bị vỡ, nạo theo đường sẽ giúp cho sợi dài hơn, ngon hơn. Không nên chọn quả quá già hoặc quá non sẽ ảnh hưởng đến hương vị của mứt khi đã hoàn thành.
Xem thêm: Làm mứt cóc cho ngọt ngon cho dịp Tết nguyên đán cần những nguyên liệu gì
Với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, dễ kiếm, cách làm một món mứt dừa cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần cẩn thận và thực hiện đầy đủ các bước làm sau là bạn sẽ có một món mứt dừa thành công. Cùng bắt đầu làm nhé!
Gọt sạch phần vỏ nâu bên ngoài cùi dừa. Dùng dao nạo nạo theo vòng tròn của cùi dừa để tạo thành những sợi dài và mỏng.
Sau khi nạo xong, cho cùi dừa vào nước bóp đều cho dừa ra bớt dầu. Thực hiện như thế khoảng 3-4 lần cho đến khi nước trong tức là dừa đã bớt dầu nhiều.
Để cho dừa nhanh ra hết dầu và được trắng hơn, bạn có thể ngâm nước vôi trong khoảng 2-3 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Để dừa ráo nước sau đó cho tất cả cùi dừa vào bát to, sau đó trộn với đường với tỉ lệ 1kg dừa với 500 gram đường. Đảo nhẹ nhàng tay để cùi dừa không bị đứt gãy.
Sau khi đảo đều xong thì ướp từ 4-6 tiếng hoặc để qua đêm. Thăm dừa khoảng 2-3 lần, đảo đều dần để đường ngấm cho hết
Bước sên dừa bạn nên chọn chiếc chảo lòng sâu. Cho chảo nóng giá và đổ hỗn hợp ướp đường với dừa vào sên. Lưu ý chỉ để lửa nhỏ để đường không bị cháy.
Bạn cần đảo đều tay và đảo liên tục, nhẹ nhàng để dừa không bị gãy, nát. Quá trình đảo đều giúp đường ngấm dần vào dừa mà không bị cháy.
Khi nước sền sệt lại thì cho thêm khoảng 50ml sữa không đường vào. Sau đó cho thêm vani vào để tạo mùi thơm. Tiếp tục sên khoảng 30-45 phút đến lúc thấy dừa khô lại, có các phấn trắng bám quanh sợi dừa thì tắt bếp.
Tuy nhiên sau khi tắt bếp, bạn vẫn cần tiếp tục đảo đều thêm khoảng một lúc nữa rồi mới dừng hẳn nhé.
Sau khi đã sên dừa xong, cần dàn mỏng và nong dừa cho nguội hẳn. Sau đó để ở nơi thoáng khí để dừa khô và săn lại. Khi dừa khô và có màu trắng đẹp là lúc bạn đã thực hiện thành công món ăn nhẹ này rồi đó.
Xem thêm: Cách làm mứt quất thơm ngon, dẻo quyện đãi khách ngày Tết
Không chỉ riêng mứt dừa màu trắng truyền thống, để mâm kẹo tiếp khách ngày tết được rực rỡ hơn, bạn có thể làm mứt dừa ngũ sắc với sự kết hợp từ các nguyên liệu vô cùng đơn giản.
Bạn có thể làm mứt dừa màu xanh của lá dứa, màu đỏ từ củ dền, màu cam từ cà rốt hoặc màu tím từ cải bắp. Nghe thật hấp dẫn phải không? Cách thức thực hiện đơn giản như cách làm mứt thường thôi nhé.
Tương tự như làm mứt truyền thống, làm mứt ngũ sắc chỉ cần thêm loại củ, quả tạo màu. Tùy theo bạn làm mứt màu gì mà chọn loại quả tương ứng.
Đây là cách làm chung cho tất cả các loại mứt làm từ dừa. Bạn hãy thực hiện tương tự như cách làm truyền thống ở trên nhé
Sự khác biệt giữa mứt dừa truyền thống với mứt dừa ngũ sắc nằm ở bước này. Cách thực hiện như sau:
Cho nước cốt tạo màu vào hỗn hợp dừa với đường và thực hiện tương tự như cách làm dừa truyền thống trên.
Quy trình từ bước 3 về sau đối với mứt dừa ngũ sắc và mứt dừa truyền thống là giống nhau. Do đó bạn có thể làm tương tự, thực hiện như các bước trên nhé.
Quá trình thực hiện công đoạn làm mứt dừa vô cùng đơn giản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về thành phẩm và cách bảo quản món ăn này để lưu giữ được vị thơm ngon của nó nhé.
Mứt dừa sau khi sên xong, để khô cần bảo quản trong túi bóng hoặc hộp kín. Việc này sẽ giúp cho dừa không bị không khí vào, nhất là gió, dễ làm chảy đường và ngăn chặn kiến, các côn trùng ưa ngọt xâm nhập. Bạn cũng có thể bảo quản mứt dừa trong tủ lạnh khi chưa dùng đến.
Mứt dừa không chỉ là một món ăn truyền thống mỗi dịp tết. Nó còn là món ăn rất tốt cho sức khỏe, là bài thuốc cho nhiều căn bệnh đấy nhé! Những công dụng của mứt dừa:
Trên đây là những thông tin rất hữu ích cho bạn về cách làm các loại mứt dừa cho ngày tết và các công dụng của mứt dừa mang lại. Hi vọng bạn sẽ thực hiện một cách dễ dàng và thành công với món ăn truyền thống này. Đừng quên thường xuyên theo dõi và truy cập trang web của ReviewAZ để đọc thêm những tin bài bổ ích nhé.
Xem thêm: Chỉ bạn các cách làm mứt cam thơm ngon, đậm vị siêu đơn giản.
Bánh flan được biết đến là một món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Thưởng thức một miếng bánh ngọt dịu, thơm mềm,...
Thịt ba chỉ rim chanh sả là một cách chế biến độc đáo và ngon miệng, được rất nhiều người yêu thích. Món này vừa...
Salad tươi ngon đã trở thành một món khai vị không thể bỏ qua trên các bàn tiệc, đặc biệt tại các nhà hàng, không...
Tuy nhiên làm thế nào để chế biến ra món khoai lang kén thì không phải ai cũng biết. Vì vậy đừng chần chờ gì...
Bún xào hải sản là một trong những món ăn được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho gia đình. Bởi đây là món chứa...
Tuy chỉ mới phổ biến thời gian gần đây, nhưng món gà hấp muối đã trở thành một món ăn được rất nhiều người săn...